Bệnh theo mùa hôm nay

5 giải đáp dành cho mẹ chưa cho con tiêm phòng Sởi

Dưới đây là những kiến thức cần thiết cho những bà mẹ đang băn khoăn không biết có nên cho con mình đi tiêm vắc xin phòng sởi hay không.

Vì nhiều lý do, một số bà mẹ không cho con đi tiêm phòng. Hoặc có những mẹ cho không nhớlà đã cho con đi tiêm phòng nhắc lại mũi Sởi thứ 2 chưa?

Những giảiđáp dưới đây có thể giúp các mẹ giải tỏa băn khoăn để quyết định nhanh chóng đưa con đi tiêm vắcxin phòng Sởi ngay.

- Với những trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi, mẹ rất muốn tiêm phòng Sởicho con:

Chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình TCMR trong trườnghợp cần thiết. Tất cả các trường hợp tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vắc xin khiđủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi vắc xin.

- Trước đây con đã nghi ngờ mắc sởi rồi nhưng không được chuẩn đoán mắc sởi:Vẫn cần tiêm vắc xin phòng sởi

- Phụ nữ cho con bú vẫn có thể tiêm vắc xin sởi: Khi ấy, kháng thể được tạo rakhông những bảo vệ được mẹ mà còn bài tiết qua sữa mẹ để bảo vệ trẻ.

- Các trường hợp cần hoãn tiêm vắc xin: Khi bị sốt, nhiễm trùng cấp tính.Trường hợp này khi khỏi có thể tiêm lại được.

- Những trường hợp không nên tiêm vắc xin sởi:

- Không tiêm khi có dị ứng với vắc xin

- Không nên tiêm cho phụ nữ có thai

- Không tiêm cho các trường hợp suy giảm miễn dịch

Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dươngtính không cần tiêm vắc xin sởi.

Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm vắcxin sởi.

Khi tiêm vắc xin sởi, nếu vì lý do nào đó (như trẻ quấy đạp) làm Thu*c tiêm vào không đủ liềucũng không được tiêm lại bù mà phải đợi đến mũi vắc xin thời điểm kế tiếp.

Nếu đã tiếp xúc với nguồn bệnh có virus sởi, vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72giờ kể từ khi tiếp xúc. Việc tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biếnchứng nặng của bệnh.

AloBacsi.vn
Theo Tri Thức Trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/5-giai-dap-danh-cho-me-chua-cho-con-tiem-phong-soi-n124611.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau do phong tà, hỏa độc, thực tích, đờm thấp... quá mạnh đều khiến sởi bị bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy nhiễm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh...
  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY