Sinh sản , Nữ hôm nay

5 nhóm dưỡng chất tối quan trọng mẹ bầu cần bổ sung ngay để con khoẻ mạnh thông minh

Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng, quyết định phần lớn sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé. Vậy để sinh con khỏe mạnh trước và trong thời gian mang thai người mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng như thế làm thế nào? hiểu biết đúng mức về các loại vitamin và khoáng chất khi mang thai sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Dinh dưỡng của mẹ là yếu tố quyết định

Ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ có thai là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Vì vậy, phụ nữ mang thai có nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng cao hơn so với người bình thường. Vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của .

Nếu cung cấp dinh dưỡng không đủ ngay từ trong bào thai thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai ch*t lưu…

Ngoài ra, thai phụ rất dễ nhiễm các bệnh như: thiếu máu do thiếu sắt, da ngứa, sỏi thận, đau bụng, đau lưng, tiểu khó, táo bón… Những căn bệnh này đều cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi, vì thế bà mẹ phải hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng.

Những dưỡng chất tối quan trọng trong thai kỳ

Khi còn trong bào thai, dinh dưỡng của bé phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của người mẹ. Phân tích về vai trò dinh dưỡng các chuyên gia cho rằng, có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện và mẹ cũng có sức đề kháng tốt hơn, đủ sức cho quá trình sinh nở và mau chóng phục hồi sau sinh. Dưới đây là một số vitamin và khoáng chất thiết yếu trong thai kỳ được các chuyên gia khuyến cáo:

Acid folic: Acid folic có vai trò trong cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi, vì vậy khi bà mẹ thiếu acid folic sẽ ảnh hưởng đến đến cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh thai nhi.

Có nghiên cứu cho thấy, ở những vùng dân cư có chế độ ăn nghèo acid folic thì nguy cơ ở các bà mẹ đẻ con bị khuyết tật ống thần kinh cao gấp 10 lần so với vùng dân cư có mức acid folic bình thường. Để giúp cơ thể có đủ các chất dinh dưỡng kể cả acid folic thì cần thực hiện ăn uống hợp lý với đa dạng các loại thực phẩm và luôn thay đổi các loại thức ăn.

Nguồn cung cấp acid folic có nhiều trong các trái cây, rau xanh, trứng. Tuy nhiên trong khẩu phần thường không đủ (bà cần 400-1000mcg/ngày), mẹ bầu có thể thêm bằng các loại vitamin tổng hợp.

Hiện nay để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới khuyến khích phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-35 tuổi cần uống thêm viên sắt và acid folic mỗi tuần 1 viên uống trong 4 tuần liền trong 1 năm.

Omega-3 đóng vai trò trong phát triển não và các chức năng của não ở bào thai, ở trẻ em và đặc biệt ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Trong đó, DHA thiết yếu cho phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. DHA được kết hợp chặt chẽ với mô thần kinh của thai trong tử cung cho đến lúc chào đời.

Omega- 3 có chứa trong một số loại cá, hải sản, đặc biệt những cá béo, các loại thịt động vật. Thai phụ có thể EPA và DHA từ nguồn thực phẩm thiên nhiên này. Nếu không ăn đủ cá và hải sản thì có thể bồ sung Omega- 3.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều thực phẩm chức năng vitamin và khoáng chất như Vital Pregna có chứa sẵn hàm lượng DHA và EPA, Vitamin A, D cần thiết cho phụ nữ mang thai. Do đó, khi đi khám thai, chị nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tư vấn cụ thể.

Tham gia quá trình tạo máu, có nhiều trong thịt màu đỏ, trứng, trong đậu đỗ các loại, vừng lạc và các rau củ màu xanh đậm. Sắt do các thức ăn động vật cung cấp dễ hấp thu hơn nguồn sắt từ các thức ăn thực vật. Lượng vitamin C và chất đạm trong khẩu phần làm tăng khả năng hấp thu sắt, ngược lại, tannin và phytat lại cản trở sự hấp thu sắt.

Do nhu cầu sắt của người phụ nữ tăng cao khi mang thai nên khẩu phần hàng ngày không thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, phụ nữ có thai cần được uống viên sắt (30 - 60 mg sắt nguyên tố/ngày) hoặc viên đa vi chất theo qui định. Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh.

Giúp hấp thu và chuyển hóa các chất khoáng cần thiết như canxi, phospho vào cơ thể, khi mang thai nếu cơ thể thiếu vitamin D dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ sinh ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền. Những phụ nữ có thai nên dành thời gian tắm nắng khoảng 20-30 phút/ngày hoặc vitamin D 15 mcg/ngày theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như phomát, cá, trứng, sữa, hoặc các thực phẩm có tăng cường vitamin D.

Thiếu i-ốt có thể ảnh hưởng đến phát triển hệ thần kinh của bé yêu, gây sảy thai, dị tật thai nhi. Nhu cầu Iod ở phụ nữ có thai là 220 mcg/ngày. Mẹ có thể iốt bằng muối có i-ốt, các thực phẩm như rong, tảo biển hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng có i-ốt.

Bổ sung thế nào cho đúng?

Vitamin và khoáng chất là những yếu tố cần thiết, không thể thiếu đối với cơ thể. Lượng vitamin, khoáng chất cần thiết rất nhỏ và đa số phải đưa từ bên ngoài vào nên được gọi là vi chất dinh dưỡng.

Việc cung cấp từ nguồn thực phẩm thường không đủ, vì thế phải bổ sung thêm bằng Thu*c hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, thai phụ không nên tự ý mua Thu*c bổ về sử dụng, cần đi khám thai định kỳ để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, hướng dẫn cụ thể và chỉ định sử dụng loại Thu*c phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và từng giai đoạn phát triển của thai nhi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/5-nhom-duong-chat-toi-quan-trong-me-bau-can-bo-sung-ngay-de-con-khoe-manh-thong-minh-n404421.html)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là một phần quan trọng đối với sức khỏe của tất cả trẻ em. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ điều trị bệnh ung thư nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY