Bệnh theo mùa hôm nay

5 việc phải làm để phòng ngừa cảm cúm

Bạn hãy thực hiện 5 cách sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân, phòng ngừa cảm cúm và các bệnh đường hô hấp khác nhé.
Trong những ngày thời tiết lạnh, kết hợp với việc đi ra ngoài, giao tiếp với nhiều người, ăn uống không theo kế hoạch… bất kì ai cũng có nguy cơ bị . Nếu không may bị cảm cúm trong những ngày này thì không những mệt mỏi, sức khỏe suy giảm mà còn cản trở nhiều hoạt động cần thực hiện.
Vậy, phải làm sao để phòng ngừa cảm cúm tốt nhất trong những ngày này? Bạn hãy thực hiện 5 cách sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân, phòng ngừa cảm cúm và các bệnh đường hô hấp khác nhé.
1. Nín thở vài giây khi có người hắt hơi
Đa số vi khuẩn đều thông qua miệng và mũi để xâm nhập vào cơ thể. Do đó, khi ở cạnh người cảm cúm hoặc hắt hơi, bạn nên tránh hít thở sâu. Tiến sĩ Scott Weiss cho biết” "Khi ở cạnh người phát bệnh, chú ý việc hít thở sẽ giúp bạn phòng ngừa lây bệnh".
Nếu nghe hoặc thấy có người đang hắt hơi ở gần bạn, lời khuyên là bạn nên nín thở từ 10 - 15 giây. Viện công nghệ Massachusetts đã công bố một nghiên cứu, ho hoặc hắt hơi có thể khiến nước bọt chứa vi khuẩn bắn xa vượt sức tưởng tượng của bạn.


2. Rửa sạch những đồ vật thường xuyên tiếp xúc
Theo Davis Tate, chuyên gia kiểm soát và phòng chống truyền nhiễm (Mỹ) đã bày tỏ, đối với điện thoại, lò vi sóng, bàn phím, tay nắm cửa, công tắc đèn, tay vịn giường, điều khiển từ xa, đồ chơi của trẻ em là những đồ vật chúng ta thường tiếp xúc nhưng ít lau chùi, đó đều là những nơi trú ngụ ưa thích của vi khuẩn.
Mỗi ngày chúng ta nên có thói quen lau rửa các vật dụng đã dùng trong ngày. Bạn có thể dùng xà phòng với nước hoặc chất lỏng có thành phần chủ yếu là cồn để lau chùi nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
Ngoài ra, vi khuẩn cũng rất thích những nơi ấm áp, tối và ẩm ướt như máy giặt thường là nơi ẩn náu của vi khuẩn. Để loại trừ vi khuẩn, Davis Tate đưa ra lời khuyên, bạn có thể đổ vào 2 muỗng canh giấm vào trong khoang đựng nước giặt, sau đó khởi động máy giặt bình thường.
3. Tránh hấp thu quá nhiều đường
Michel Katz, tác giả cuốn sách "Chăm sóc sức khỏe theo cách đơn giản" bày tỏ, không ăn thực phẩm chứa nhiều đường càng khiến bạn có tinh thần, tránh nhiều bệnh tật. Bởi đường đã ức chế khả năng nuốt vi khuẩn của bạch cầu.
Do đó, trong thời gian xảy ra dịch cúm, bạn cần hạn chế ăn đồ ngọt, mỗi ngày lượng đường nạp vào cơ thể nên ít hơn 100kcal đối với nữ và 150kcal đối với nam.

4. Không cắn móng tay
"Trừ khi thường xuyên rửa tay sau khi lau chùi điện thoại và bàn phím, nếu không tay của chúng ta sẽ chứa đầy vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho mắt, mũi, yết hầu", bác sĩ Lewis đang công tác tại New York đưa ra lời khuyến cáo.
Vi khuẩn thường tập trung bên dưới móng tay, do vậy, thói quen cắn móng tay, dụi mắt cũng sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
5. Giảm hấp thụ rượu
Uống rượu quá mức sẽ làm suy yếu khả năng giết vi khuẩn của bạch cầu, từ đó ức chế khiến hệ thống miễn dịch không phát huy tác dụng, tăng nguy cơ mắc các .
Ngoài ra, rượu còn khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, giảm sức đề kháng của cơ thể.
Theo Tú Uyên - Trí thức trẻ/Weixin
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/5-viec-phai-lam-de-phong-ngua-cam-cum-n244446.html)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY