Bài thuốc dân gian hôm nay

6 bài Thuốc trị viêm họng

Viêm họng là hiện tượng yết hầu và lớp niêm mạc trong cổ họng bị tổn thương, sưng và tấy đỏ. Nguyên nhân có thể do thời tiết...
viêm họng là hiện tượng yết hầu và lớp niêm mạc trong cổ họng bị tổn thương, sưng và tấy đỏ. Nguyên nhân có thể do thời tiết, do thói quen uống nước đá, hút Thuốc hoặc do bị lây nhiễm… viêm họng có 2 thể: cấp tính và mạn tính.

Theo y học cổ truyền, thể cấp tính thường do phong hàn, phong nhiệt hay do nhiệt từ vị gây ra. Thể mạn tính thường do phế âm hư hay vị âm hư. Sau đây là một số bài Thuốc trị bệnh.

viêm họng cấp tính: người bệnh có biểu hiện họng đỏ khô, đau rát, niêm mạc họng hơi phù nề, sung huyết kèm theo sốt nhẹ, nhức đầu. Phương pháp chữa là sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm. Dùng 1 trong các bài Thuốc sau:

Bài 1: Ngân kiều tán gia giảm: kinh giới 12g, kim ngân 20g, liên kiều 12g, cát cánh 4g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 12g, cương tàm 8g, bạc hà (cho sau) 6g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g. Sắc, trước khi rót Thuốc ra 10 phút cho bạc hà vào.

Bài 2: kinh giới 12g, tía tô 12g, kim ngân 12g, huyền sâm 12g, bạc hà (cho sau) 8g, cỏ nhọ nồi 8g, xạ can 4g, tang bạch bì 8g. Sắc uống như bài trên.

Bài 3: phòng phong 12g, kinh giới 16g, cát cánh 12g, ngân hoa 10g, tang diệp 10g, tế tân 4g, quế 4g, xạ can 8g, thiên niên kiện 8g, cam thảo 8g. Sắc uống.

Bài 4: lá khế tươi 30 - 50g, muối ăn 1g. Giã nát lá khế với muối, vắt lấy nước, ngậm dần, mỗi lần khoảng 1ml. Mỗi đợt ngậm 3 - 4 ngày cho đến khi khỏi.

Kết hợp day bấm các huyệt thiên đột, hợp cốc, liệt khuyết, khúc trì.

viêm họng mạn tính: người bệnh có biểu hiện họng khô cảm thấy khó chịu, niêm mạc họng có những điểm sung huyết màu đỏ nhạt hoặc có những hạt lâm ba rải rác (viêm họng hạt). Phương pháp chữa: dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa đàm. Dùng 1 trong các bài:

Bài 1: Sa sâm mạch môn thang gia giảm: sa sâm 16g, mạch môn 12g, hoàng cầm 12g, tang bạch bì 12g, thiên hoa phấn 12g, cát cánh 4g, cam thảo 4g. Nếu nhiều hạt lâm ba, thêm xạ can 8g; họng khô, thêm thạch hộc 16g, huyền sâm 12g; có đờm khó khạc, thêm qua lâu nhân 8g, bối mẫu 6g.

Bài 2: sinh địa 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 12g, tang bạch bì 12g, cam thảo nam 12g, xạ can 6g, kê huyết đằng 12g, thạch hộc 12g, cương tằm 8g. Sắc uống.

Kết hợp day bấm các huyệt: thiên đột, xích trạch, thái uyên, túc tam lý, tam âm giao.

Vị trí huyệt:Thiên đột: Giữa chỗ lõm trên bờ trên xương ức.Xích trạch: Gấp nếp khuỷu tay lại, huyệt ở chỗ lõm bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay, bờ trong phần trên cơ ngửa dài, cơ cánh tay trước.
Thái uyên: Trên lằn chỉ ngang cổ tay, chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.Túc tam lý: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.Tam âm giao: Ở sát bờ sau, trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 tấc.Liệt khuyết: Dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1,5 thốn.Khúc trì: Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/6-bai-thuoc-tri-viem-hong-n131364.html)

Tin cùng nội dung

  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY