Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

6 chỗ hiểm của trẻ, cha mẹ giận mấy cũng tuyệt đối không được đụng đến

Đánh trẻ chỉ làm giảm cơn giận dữ nhất thời, không hề có ích lợi cho việc giáo dục con cái, thậm chí cha mẹ đánh con còn để lại những hậu quả tệ hại.

Trẻ lớn lên thường hiếu động, ít vâng lời, nhiều cha mẹ không giữ được bình tĩnh mà  đánh con. lý do mà nhiều bậc phụ huynh đưa ra là: "phải làm thế thì con mới ngoan".

Tuy nhiên việc cha mẹ đánh con để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Nhiều đứa trẻ sau khi bị đánh không chỉ tổn hại sức khỏe, ảnh hưởng tâm lý mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, cha mẹ cần biết trên cơ thể trẻ nhỏ có 6 "chỗ hiểm" dù tức giận đến đâu cũng tuyệt đối không được đánh vào.

1. Không đánh vào đầu trẻ

Đánh vào đầu trẻ có thể gây ra những thương tổn khủng khiếp như: chấn động não, tụ máu não, tổn thương trong hộp sọ hoặc nứt sọ, dập não, chảy máu não, đứt mạch máu não,... vì vậy, cha mẹ phải tránh "chỗ hiểm" này của con.

2. Ngực

Nếu bị đánh vào ngực, trẻ có thể bị suy hô hấp, nặng có thể dẫn đến Tu vong. Nhiều đứa trẻ chỉ cần một tác động nhẹ vào ngực đã có cảm giác khó thở. Vậy nên, khi trẻ bị lực tác động mạnh vào ngực có thể ngay lập tức rơi vào trạng thái nguy kịch.

3. Bụng

Với cấu tạo chứa nhiều bộ phận nhỏ như gan, lá lách, ruột non, ruột già,... phần bụng của trẻ cần phải được bảo vệ cẩn thận, chỉ một lực nhỏ cũng có thể gây tổn thương.

Tuy bụng là bộ phận dễ bị tổn thương nhưng dấu hiệu lại không rõ ràng. vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không nên đánh vào bụng con để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi không phát hiện và xử lý kịp thời.

4. Huyệt thái dương

Huyệt thái dương là điểm yếu của hộp xương não và xương mặt. đánh con vào phần này sẽ làm chấn động não, gây choáng ngất, ù tai… và nguy hiểm tính mạng. ngoài ra, cha mẹ đánh con vào huyệt thái dương cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị giác của trẻ.

5. Tai

Nhiều bậc phụ huynh có thói quen nhéo tai con vì nghĩ làm thế là an toàn. Thực tế, phần tai chứa những mô mềm yếu ớt, dễ bị tổn thương.

Những thương tổn ở tai có thể gây chấn động tai giữa, ảnh hưởng màng nhĩ và tiềm tàng nguy cơ chấn động não. khi trẻ bị tổn thương bên trong tai, rất khó để cha mẹ có thể phát hiện kịp thời.

6. Mông

Khi trẻ bị đánh ở mông, lực đánh được truyền qua cột sống, gây ra các biến dạng của hộp sọ, thân não.

Ngoài ra, việc bắt bé trai nằm sấp xuống giường và đánh vào mông cũng khiến các vật liệu cứng ở phía dưới làm tụ máu tinh hoàn.

Vì vậy, cha mẹ dùng bạo lực sẽ khiến trẻ ám ảnh nặng về tâm lý. nhiều đứa trẻ mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ cũng là vì những trận đòn roi, mắng nhiếc của cha mẹ.

Tóm lại, đòn roi không phải là phương pháp dạy con hiệu quả. mỗi đứa trẻ có một cá tính khác nhau, cha mẹ cần biết cách lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ của con. khi được cha mẹ tôn trọng và giao tiếp hiệu quả, những đứa trẻ sẽ không còn ngỗ ngược và ương bướng nữa.

Linh Linh (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/bai-hoc-lam-me-109/6-cho-hiem-cua-tre-cha-me-gian-may-cung-tuyet-doi-khong-duoc-dung-den-346508)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY