Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

6 tác dụng trị bệnh của xác ve sầu Y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, ve sầu có tên Thu*c là trách thiền, nhưng ít được dùng nguyên con mà chính xác ve lột mới là bộ phận dùng chủ yếu.
Trong y học cổ truyền">y học cổ truyền, ve sầu có tên Thu*c là trách thiền, nhưng ít được dùng nguyên con mà chính xác ve lột mới là bộ phận dùng chủ yếu. Vào đầu hè, khi ấu trùng ve lột xác thành ve sầu trưởng thành, người ta đi thu nhặt xác ve bám trên thân cây to, trên mặt đất hoặc vớt xác trôi theo các dòng sông suối. Khi lấy xác, cần gỡ nhẹ tay và đựng trong những lọ rộng tránh ép mạnh hay nèn chặt làm bẹp xác, vụn nát, rửa sạch, phơi khô.

Xác ve sầu có dáng cong, chân quặp lại, dài khoảng 3cm. Ở lưng có một vết rạch dọc, mép cuộn vào trong - đầu thóp lại, bụng phồng to, có nhiều đốt. Thể nhẹ rỗng, màu vàng nâu bóng, sạch đất cát, dễ vụn nát. Khi dùng, cho xác ve sầu vào nước sôi, khỏa nhẹ, ngắt bỏ đầu và chân.

Theo Đông y, xác ve sầu có vị mặn, ngọt, không mùi, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, tán phong, chống viêm, tiêu thũng, thúc sỏi, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa chứng hay đau đầu, chóng mặt: xác ve sầu sao qua, tán nhỏ, mỗi lần uống 4g với rượu hoặc nước ấm.

Chữa kinh phong co giật: xác ve sầu, thiên nam tinh, cam thảo, sinh khương đại táo, mỗi vị 3g; toàn yết 1,5g. Tất cả làm khô, tán bột, uống làm 2- 3 lần trong ngày.

Chữa da khô nóng ngứa: xác ve sầu, tổ ong (tầng sáp vừa thu hoạch) lượng bằng nhau, nướng qua sao vàng, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g với rượu.

Chữa cảm mạo, viêm khí quản, mất tiếng: xác ve sầu 3g, cam thảo 3g, ngưu bàng 5g, cát cánh 5g. Tất cả sắc với 40ml nước còn 100ml, uống trong ngày.

Chữa mắt có màng mộng: xác ve sầu và cúc hoa vàng lượng bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước có hòa ít mật ong.

Chữa phù toàn thân: xác ve sầu, vỏ cây thông, rễ cây vương tùng, cành tía tô, lượng mỗi thứ bằng nhau. Nấu nước tắm hàng ngày.

Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian, người ta còn dùng ve sữa non để làm Thu*c. Ve sữa non còn gọi là nhộng ve, là dạng ấu trùng sống ở dưới đất, có thân tròn dài, mập ú, chưa mọc cánh và chân, căng đầy sữa non, màu nâu nhạt. Khi dùng đem ve sữa tẩm bột, chiên giòn mà ăn hoặc ngâm ve vào rượu Thu*c trong nhiều ngày mới uống. Ve sữa non là Thu*c bổ cho mọi lứa tuổi. Đàn ông tuổi trung niên dùng ve sữa non thấy cơ thể sung mãn, tinh lực dồi dào, thần khí mạnh mẽ.

DS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-tac-dung-tri-benh-cua-xac-ve-sau-y-hoc-co-truyen-15048.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY