Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

7 điều bố mẹ phải biết khi cho trẻ đi thang cuốn

Nhiều T*i n*n đáng tiếc xảy ra khi đi thang cuốn do phụ huynh chưa có kỹ năng dạy trẻ trước và trong khi rơi vào tình huống xấu, sau đây là 7 điều cần lưu ý.

1. Chỉnh lại trang phục trước khi bước lên thang cuốn

Cần phải chắc chắn trang phục của cả bố mẹ và con đều gọn gàng, kiểm tra dây giày buộc chặt trước khi bước vào thang cuốn. Lý do bởi những thứ loà xoà có thể vô tình vướng giày dép, gấu quần, gấu váy vào thang.

2. Đi đúng hướng thang

Các vị phụ huynh cần dạy trẻ phân biệt đèn hiển thị, mũi tên lên xuống được gắn ở hai đầu thang máy để có thể đi đúng hướng.

Khi đã bước vào đúng hướng cần phải đứng xuôi theo chiều của thang cuốn. Tuyệt đối không đứng ngược lại rất dễ gây choáng váng và ngã. Điều này cần phải lưu ý kỹ vì trẻ rất hiếu động, dễ nghịch ngợm, gây nên hậu quả khó lường.

3. Vị trí đặt chân trên cầu thang

Khi đặt chân lên thang, cần phải dạy trẻ bước đúng vào giữa bậc thang, tránh đặt chân vào đường gấp nối hai bậc thang với nhau. Nếu chân con quá dài thì nên đặt bàn chân nằm ngang bậc để không chạm vạch này.

Ngoài ra, trẻ tuyệt đối chỉ được đứng 2 chân cùng một bậc để tạo thế thăng bằng vững chắc cho cơ thể, không được đứng 2 chân ở hai bậc khác nhau.

Trong trường hợp trẻ quá nhỏ, phụ huynh nên bế trẻ cùng đi thang máy thay vì dắt tay trẻ rất khó kiểm soát.

Phụ huynh luôn phải bám sát trẻ khi đi thang máy cuốn.

4. Sử dụng tay vịn

Trẻ nên đứng ra giữa thang và tay luôn vịn vào thành lan can của thang. Phụ huynh cần lưu ý nhắc trẻ không được tựa người vào thang, không được leo trèo mà chỉ dùng tay để bám lan can của thang cho chắc chắn.

5. Theo sát cha mẹ

Với những đứa trẻ nghịch ngợm, hiếu động, nhưng quá lớn để có thể bế bổng khi đi thang máy, cần phải quán triệt rõ ràng với trẻ, dạy trẻ về mức độ nguy hiểm nếu đùa nghịch khi đi thang cuốn. Ngay từ nhỏ, bố mẹ nên dạy trẻ nắm tay người lớn khi đi thang máy.

Đặc biệt, cha mẹ phải kiên quyết không cho trẻ tự ý đi vào thang cuốn một mình nếu không có sự hướng dẫn của người lớn.

6. Quan sát khi gần hết thang

Bậc trên cùng và bậc dưới cùng là nơi thường xảy ra các vụ T*i n*n thang cuốn do mắc kẹt quần áo nhất. Do vậy mà mẹ hãy dạy con cách quan sát không chỉ khi lên mà còn khi chuẩn bị bước xuống.

Cần lưu ý trẻ rằng hãy luôn nhìn xuống dưới chân mình để biết khi nào thang cuốn sắp đến bậc cuối. Khi còn khoảng 1 bậc thang thì con hãy nhấc chân cao và bước dứt khoát về phía mặt đất.

Không được do dự bởi thang cuốn sẽ đi rất nhanh, cũng không nên bước “loẹt quẹt” trên mặt đất bởi như vậy thì giày dép, gấu quần gấu váy sẽ dễ bị cuốn vào bậc dưới. Khi tiếp đất, hãy dạy con sải bước dài bởi bước quá ngắn sẽ khiến con bị hụt chân và dễ ngã về phía sau.

7. Xử lý khi bị kẹt

Cần dạy trẻ không hoảng loạn khi có tình huống xấu xảy ra trong quá trình đi thang cuốn.

Trong trường hợp quần áo giày dép của trẻ bị mắc vào thang cuốn thì nhất định không được cố kéo quần áo ra khỏi rãnh mà phải thật nhanh cởi bỏ trang phục trên người trước khi thang cuốn đến bậc cuối cùng.

Trong trường hợp trẻ bị kẹt gần phía đầu hoặc cuối của thang thì hãy nhanh tay bấm vào nút đỏ bên cạnh thang. Nút này có tác dụng ngừng hoạt động thang cuốn khi có việc khẩn cấp.

Nếu trẻ đang ở giữa thang và không thể ấn nút đỏ thì hãy hét thật to nhờ người lớn bấm nút ngay lập tức.

Theo VTC

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/me-be/7-dieu-bo-me-phai-biet-khi-cho-tre-di-thang-cuon-1378418.html)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY