Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

7 thực phẩm giảm nhẹ triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt

Chuối rất giàu kali, là chất đặc biệt quan trọng khi bạn đang đối phó với các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt.
Bạn có từng nghe về các loại thực phẩm bổ dưỡng và ngon miệng có thể giúp bạn chống lại hội chứng trước kỳ kinh nguyệt (PMS-premenstrual syndrome) ở chị em? Khi đến tháng, cơ thể chị em có những biến đổi nhất định.

Dưới đây là danh sách thực phẩm và đồ ăn vặt giúp chị em đối phó với các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt thay vì tiêu thụ một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Đọc để tìm hiểu những gì bạn nên chọn trong kế hoạch ăn uống của bạn những ngày chuẩn bị đèn đỏ:

1. Chuối

Chuối rất giàu kali, là chất đặc biệt quan trọng khi bạn đang đối phó với các triệu chứng trước kỳ kinh. Nồng độ kali thấp có thể gây ra chuột rút và ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Ăn thực phẩm giàu kali như chuối, dưa đỏ và trái cây họ cam quýt giúp bạn cải thiện tâm trạng và cảm thấy tốt hơn.

2. Sôcôla đen

Sôcôla đen có rất nhiều lợi ích sức khỏe vì nó là một nguồn cung cấp magiê tuyệt vời, tăng cường chất chống oxy hóa và các vitamin quan trọng. Bạn hãy lựa chọn chocolate đen với tỷ lệ ca cao cao (70% trở lên) cho dù nó có vị đắng bởi vì chocolate đen có chứa các chất flavonoid chống lại bệnh tật và chất chống oxy hóa.

3. Chất béo lành mạnh

Do hàm lượng axit béo omega-3 cao, chất béo lành mạnh từ dầu ô liu, bơ, các loại hạt và cá hồi có thể giúp ta chống và giảm các triệu chứng trước kỳ kinh. chất béo lành mạnh cũng có thể giúp giảm các triệu chứng thông thường như đau bụng kinh, đau ngực, khó chịu và đầy hơi.

4. Hạnh nhân

Hạnh nhân rất giàu vitamin E có thể giúp bạn đối phó với các vấn đề về da, sự căng tức ngực, khó chịu và đau nhức trong suốt thời gian trước ngày đèn đỏ của bạn. Nếu bạn không thích hạnh nhân, bạn có thể thử các sản phẩm sữa, quả phỉ, quả bơ hoặc trứng. Các loại thực phẩm này không chỉ là những món ăn ngon giúp chống lại các triệu chứng trước kỳ kinh, mà còn giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do.

5. Sữa chua

Sữa chua là một trong những món ăn nhẹ yêu thích của nhiều chị em và là một trong những loại thực phẩm giúp phụ nữ chống lại các triệu chứng trước kỳ kinh. Sữa chua không béo hoặc ít béo sẽ giúp cân bằng lượng canxi của bạn trong suốt thời gian trước ngày đèn đỏ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số phụ nữ có nồng độ canxi thấp hơn xung quanh thời điểm rụng trứng và có thể dẫn đến đầy hơi hoặc thay đổi tâm trạng. Nếu bạn thèm một món ăn ngon, hãy lựa chọn sữa chua thay vì các món kem.

6. Gạo lức

Gạo lức không phải là loại thực phẩm ngon miệng, nhưng nó thực sự có thể làm giảm các triệu chứng phổ biến nhất của PMS như ủ rũ và khó chịu vì rất giàu vitamin B6, mangan và magiê. Nếu bạn không thích gạo nâu, hãy lựa chọn thay thế bằng mì nguyên hạt hoặc bột yến mạch.

7. Đậu

Cuối cùng, để đối phó với hội chứng trước kỳ kinh, đậu có thể là lựa chọn an toàn cho bạn. Đậu giúp tăng lượng vitamin B6 làm giảm cảm giác đầy bụng, giảm khả năng giữ nước và thay đổi tâm trạng. Chế biến đậu với salad, mì ống hoặc nấu súp là gợi ý tốt cho bữa ăn của bạn.

Đối phó với các triệu chứng trước kỳ kinh giúp bạn bớt mệt mỏi và u ám, thậm chí giảm bớt đau đớn, ậm ạch trước kỳ kinh. Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh giúp chị em giảm bớt hội chứng trước kỳ kinh là một gợi ý hay.

Mai Hương/HVQY

(theo Amerikanka LifeStyle)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/7-thuc-pham-giam-nhe-trieu-chung-truoc-ky-kinh-nguyet--n113812.html)

Tin cùng nội dung

  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY