Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

8 dấu hiệu sớm cảnh báo rối loạn chức năng thận

Thận là cơ quan giải độc, ngoài ra giúp cân bằng lượng natri, canxi và một số chất quan trọng khác của cơ thể.
Việc nhận biết sớm các biểu hiện bất thường liên quan đến chức năng thận sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

- Thay đổi nước tiểu

Thay đổi thói quen đi tiểu cũng như thành phần nước tiểu, đây là những dấu hiệu cần cảnh báo bệnh thận. Có thể hay tiểu đêm, có những cảm giác buồn tiểu vào ban ngày. Nước tiểu vàng hơn bình thường, ngã sang màu cam, mùi “khó chịu” hơn.

- Phù nề

Khi thận bị suy giảm chức năng, chất dư thừa không được loại bỏ và sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Phù nề hoặc tình trạng giữ nước là những dấu hiệu cảnh báo bệnh thận. Các chất dịch ứ đọng lại trong cơ thể đặc biệt các mô có thể gây viêm nhiễm như ở bàn chân, chân, mắt cá chân, mặt, tay, bụng.

- Mụn trứng cá

Khi có rối loạn chức năng thận, các độc tố bị ứ đọng lại trong máu và điều này có thể gây mụn trứng cá, đôi khi có cảm giác ngứa rất khó chịu.

- Đau vùng thắt lưng

Cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc một bên cột sống có thể là dấu hiệu cần cảnh báo. Đôi khi rất dễ nhầm lẫn với đau cơ, vì vậy không được bỏ qua vì đó có thể cảnh báo bệnh thận đa nang hoặc sỏi thận.

- Buồn nôn, nôn mửa

Triệu chứng này có thể gây nên bởi các yếu tố khác nhau nhưng cũng không ngoại trừ bệnh thận nhất là khi đi kèm với các dấu hiệu khác như đau thắt lưng, phù nề…Thận là cơ quan chịu trách nhiệm cho việc loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể nên khi có rối loạn chức năng sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn mửa.

- Da khô

Khi có những rối loạn chức năng thận, cơ thể có dấu hiệu mất nước và da mất đi độ ẩm tự nhiên và trở nên khô. Ngứa da, khô da có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.

- Chóng mặt

Những bệnh nhân bị suy thận hoặc nhiễm trùng thận thường có dấu hiệu thiếu máu. Điều quan trọng cần thăm khám bác sĩ nếu thường xuyên bị chóng mặt- một dấu hiệu của mệt mỏi và bất ổn của cơ thể. Nguyên nhân do cơ thể thiếu máu, điều này khiến não không nhận đủ lượng oxy cần thiết cho các hoạt động của não bộ.

- Mất cảm giác ngon miệng

Nếu một người đang có cảm giác ăn ngon miệng đột nhiên mất cảm giác này, cần cảnh báo cơ thể đang có những “bất ổn”. Tuy nhiên không phải chỉ có các rối loạn ở thận mới gây ra các triệu chứng này nhưng điều quan trọng không nên chủ quan.

Tóm lại, rối loạn chức năng thận có thể hồi phục tốt nếu phát hiện các dấu hiệu sớm, ngược lại khi bệnh diễn biến nặng có thể gây tăng huyết áp, nhiễm trùng… vì vậy hãy cảnh giác với các dấu hiệu trên và đừng ngần ngại thăm khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu nghi ngờ.

Bs Ái Thủy

(Theo Amelioreta Sante)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/8-dau-hieu-som-canh-bao-roi-loan-chuc-nang-than-n123315.html)

Tin cùng nội dung

  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY