Dinh dưỡng hôm nay

8 loại rau củ giàu sắt bậc nhất, vượt trội hơn cả thịt cá, ăn vào không lo thiếu máu, mệt mỏi

Chúng ta đều cho rằng phần lớn chất sắt đến từ thịt, trứng, cá... Vậy những người ăn chay có thể bổ sung sắt bằng cách nào? Nghiên cứu đã cho thấy chất sắt không chỉ có trong thịt, trứng mà còn xuất hiện rất nhiều trong một số loại rau củ.

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, sắt là một chất khoáng cần thiết cho quá trình tạo máu và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác của cơ thể. Hàng ngày cơ thể cần hấp thu một lượng sắt để thay thế những mất mát S*nh l* và cung cấp cho quá trình tăng trưởng ở trẻ em và thai nghén.

Nguyên nhân gây thiếu máu thường do bữa ăn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu thức ăn giàu chất sắt hoặc mắc các bệnh nhiễm ký sinh trùng nhất là nhiễm giun móc...

Thiếu máu gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống như:

- Trẻ em bị thiếu máu kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Học sinh bị thiếu máu trong lớp hay ngủ gật, giảm trí nhớ, kết quả học tập kém.

- Phụ nữ bị thiếu máu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dễ bị thiếu máu trầm trọng khi có thai. Bà bầu bị thiếu máu dễ bị sẩy thai, đẻ non, người mẹ dễ bị tăng huyết áp và các tai biến khác khi sinh đẻ.

- Người bị thiếu máu thường dễ mệt mỏi, khả năng lao động giảm, năng suất lao động thấp.

Chúng ta đều cho rằng phần lớn chất sắt đến từ thịt, trứng, cá... Vậy những người ăn chay có thể bổ sung sắt bằng cách nào? Nghiên cứu đã cho thấy chất sắt không chỉ có trong thịt, trứng mà còn xuất hiện rất nhiều trong một số loại rau củ, thậm chí chúng còn giàu sắt hơn gấp bội.

Dưới đây là danh sách 10 loại rau củ có lượng sắt nhiều hơn cả thịt đỏ bạn nên tham khảo:

1. Rau bina

Những loại rau lá đậm như rau bina không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng nhất trong tất cả các loại rau mà còn vô cùng giàu sắt. Trung bình 3 chén rau bina chứa khoảng 18mg sắt, nhiều hơn cả lượng sắt có trong miếng thịt bò 226g. Ngoài sắt, loại rau này còn chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi.

2. Đậu nành

Đậu nành chứa lượng protein và sắt vô cùng dồi dào. Một cốc đậu nành có chứa 3,5 miligam sắt và 14 gram protein. Thay vì ăn thịt, bạn có thể lựa chọn đậu nành để làm các món xào, salad để bổ sung sắt hiệu quả.

3. Đậu thận

Chỉ cần một cốc đậu thận, bạn đã có thể nạp vào cơ thể tới 4 miligam sắt. Không chỉ có vậy, loại đậu này còn rất giàu chất xơ rất tốt cho đường tiêu hóa cũng như lượng protein dồi dào.

4. Đậu lăng

Mỗi cốc đậu lăng có chứa tới 7 miligam sắt. Đặc biệt, một chén đậu lăng chứa nhiều chất sắt hơn cả một miếng thịt bò 224g. Đậu lăng cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, kali và protein tuyệt vời.

5. Khoai tây

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết một củ khoai tây cỡ to có chứa lượng sắt gấp 3 lần so với 84g thịt bò. Ngoài ra, khoai tây nướng còn chứa nhiều vitamin B và C, potassium.

Bạn có thể thưởng thức bữa tối lành mạnh với khoai tây nướng, bông cải xanh hấp, sữa chua Hy Lạp...

6. Cải thìa

Mỗi chén rau cải thìa xào hay luộc sẽ giúp bạn nhận về 1,8mg sắt và lượng vitamin A vô cùng dồi dào. Lượng sắt trong cải thìa còn đóng vai trò tăng cường sức khỏe xương, tim mạch.

Một chén cải thìa sống (tương đương khoảng 170g) chứa 9 calo, 1g protein, 1,5g carbohydrate, 0,7g chất xơ, không có cholesterol và chỉ 0,1g chất béo...

7. Cải xoăn

3 chén rau cải xoăn chứa 3,6 mg sắt. Không chỉ có vậy, loại rau này cũng rất giàu chất xơ, vitamin và canxi. Chị em có thể tận dụng cải xoăn để làm salad hoặc các món xào, món cuốn đều rất ngon và bổ sung sắt tuyệt vời cho cơ thể.

8. Bông cải xanh

Ngoài tác dụng nổi tiếng là chống 8 loại ung thư, bông cải xanh còn rất giàu vitamin K và magiê, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin C, A, giúp tăng cường sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Một chén bông cải xanh nấu chín chứa 1mg sắt. Điều này cho thấy đây là một nguồn hấp thu sắt khá tốt mà không cần phải ăn thịt.

Nguồn: Simplemost, Webmd

ĐỖ ĐỖ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/8-loai-rau-cu-giau-sat-bac-nhat-vuot-troi-hon-ca-thit-ca-an-vao-khong-lo-thieu-mau-met-moi-22202021517252983.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xanh xao và mệt mỏi có thể là những biểu hiện đầu tiên của bệnh thiếu máu do giảm hồng cầu ở trẻ.
  • Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, không đọc, có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, điêu tích, hóa thực.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins (Mỹ). Họ nhận thấy, hàm lượng vitamin D thấp ở trẻ có thể gây thiếu máu.
  • Hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Những thực phẩm sau đây có thể giúp làm sạch dạ dày, qua đó cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Mẹo chi tiêu rau củ giúp bạn bạn không tốn nhiều chi phí để có được rau củ . Đây là một số mẹo nhằm trữ trái cây và rau.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY