Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

8 trường hợp phối hợp Thuốc thường gây hội chứng serotonin

Dưới đây là một số trường hợp phối hợp Thuốc hay gây ra hội chứng serotonin nghiêm trọng mà cơ quan quản lý Thuốc các nước đã cảnh báo:
Với Thuốc trầm cảm IMAO: IMAO chủ yếu làm tăng norepinephrin song cũng có làm tăng serotonin (do tác dụng không chọn lọc). Nếu dùng chung SSRI với IMAO thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng serotonin lên quá mức, gây ra hội chứng serotonin. Do vậy không được dùng chung. Khi đang dùng nhóm này mà muốn chuyển sang dùng nhóm khác thì phải có thời gian nghỉ dùng Thuốc cũ ở giữa các đợt chuyển tiếp: Cụ thể phải ngừng dùng IMAO đủ 14 ngày mới chuyển sang dùng SSRI và phải ngừng dùng SSRI đủ 14 ngày (riêng fluoxetin là 35 ngày) mới chuyển sang dùng IMAO.

Với Thuốc trầm cảm lithium: dùng phòng ngừa cả hai pha hưng cảm và trầm cảm của dạng hưng trầm cảm đơn cực hay lưỡng cực. Nó ức chế sự giải phóng phụ thuộc canxi của norepinephrin dopamin nhưng lại làm tăng sự giải phóng serotonin. Nếu dùng chung SSRI với lithium thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng serotonin lên quá mức, gây ra hội chứng serotonin.

Với Thuốc an thần buspiron: busprion là chất chủ vận từng phần thụ thể serotonin ( 5-HT9-1A) làm tăng serotonin hóa giải trạng thái lo âu. Nếu dùng chung SSRI với busprion thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng serotonin lên quá mức, gây ra hội chứng serotonin. Do vậy, Thuốc này cũng không được dùng chung.

Với Thuốc chống nôn ondasteron: ondasteron tác động lên thụ thể serotonin (5HT3) làm tăng serotonin. Nếu dùng chung SSRI với busprion thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng serotonin lên quá mức, gây ra hội chứng serotonin. Bởi vậy cũng không được dùng chung.

Với Thuốc chống ho dextromethorphan: dextromethorphan ức chế trung tâm ho mà không ức chế trung tâm hô hấp (kiểu morphin) nên làm giảm ho tốt và an toàn. Tuy nhiên, nó lại còn ức chế tái hấp thu serotonin về nơi xuất phát làm tăng lượng serotonin. Nếu dùng chung SSRI với dextromethorphan thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng serotonin lên quá mức, gây ra hội chứng serotonin.

Với Thuốc giảm đau tramadol: tramadol liên kết với thụ thể muopioid, ức chế tái hấp thu serotonin về nơi xuất phát làm tăng lượng serotonin tại khớp thần kinh. Nếu dùng chung SSRI với tramadol thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng serotonin lên quá mức, gây ra hội chứng serotonin.

Với Thuốc giảm đau pethidin: pethidin ức chế thần kinh trung ương (kiểu opizoic) nên được dùng trong các trường hợp giảm đau nặng. Tuy nhiên nó còn ức chế tái hấp thu chất dẫn truyền norepinephrin, dopamin đồng thời làm tăng chất dẫn truyền serotonin. Nếu dùng chung SSRI với pethdin thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng serotonin lên quá mức, gây ra hội chứng serotonin.

Với Thuốc kháng sinh linezolid: linezolid là kháng sinh mới có hiệu quả với các vi khuẩn đa kháng (MRSA, MRSE). Nó có tính ức chế MAO, do đó góp phần làm tăng lượng serotonin. Nếu dùng chung SSRI với linezolid thì chúng sẽ cộng hợp cùng chiều làm tăng serotonin lên quá mức, gây ra hội chứng serotonin. Đã có trường hợp tương tác này gây ra Tu vong. Do vậy không được dùng chung.

DS. Hà Thủy Phước

Người bệnh cần chú ý gì?

Người bệnh trầm cảm thường dùng SSRI khá lâu dài, tại nhà. Trong thời gian đó có thể bị bệnh khác phải dùng thêm các thứ Thuốc khác. Vì vậy cần hỏi ý kiến thầy Thuốc để tránh dùng nhầm vào các trường hợp tương tác gây hội chứng serotonin.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-8-truong-hop-phoi-hop-thuoc-thuong-gay-hoi-chung-serotonin-13147.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Có phải trường hợp tai biến nào cũng nên dùng Thu*c này? Tất cả những người trên 50 tuổi đều nên uống An cung ngưu hoàng để đề phòng tai biến? Mẹ tôi bị huyết áp, mỡ máu cao có nên uống dự phòng? Trân trọng cảm ơn, (Hoàng Thịnh, Quận 7, TPHCM)
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY