Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

9 điều liên quan đến xét nghiệm máu mà bạn phải thật chú ý

Việc phân tích máu cho cả âm tính lẫn dương tính giả và sai sót nên gặp chỉ số bất thường cũng chưa chắc là mắc bệnh, nên bác sĩ có thể không nói cho bạn

Giới hạn bình thường ở nam và nữ không giống nhau: Giá trị bình thường của các xét nghiệm có thể khác nhau ở hai giới, dù ở cùng độ tuổi. Ví dụ, số lượng hồng cầu trong máu thường ở trong giới hạn 5 – 6 triệu tế bào/microliter đối với đàn ông nhưng thấp hơn ở phái nữ, nhất là nhóm phụ nữ mãn kinh. Đối với nhóm mãn kinh, chỉ số này chỉ đạt 4 – 5 triệu tế bào.

Không còn đau khi lấy máu: Nếu bạn là người sợ máu hay sợ bị tiêm thì đây quả là một tin tốt. Một phát minh mới ở Mỹ làm ra thiết bị để thay thế vai trò của kim tiêm và bạn có thể dễ dàng tự lấy máu mình ở nhà. Chỉ cần đặt thiết bị lên khu vực cần lấy máu, nó sẽ tự động lấy máu theo lượng phù hợp.

Nhịn ăn: Với xét nghiệm đường huyết, mỡ máu chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 8 – 12 tiếng thì bạn tuyệt đối không được ăn gì để đảm bảo kết quả nhận được chính xác. Bởi sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose khiến lượng đường trong máu tăng. Nếu làm xét nghiệm, kết quả sẽ không chính xác.

Tùy vào từng xét nghiệm số lượng máu bị lấy sẽ khác nhau: Nếu bạn đang tự hỏi tại sao các bác sĩ lại lấy nhiều mẫu máu khác nhau,không có gì phải lo lắng cả, mỗi xét nghiệm sẽ yêu cầu lượng máu cần khác nhau và được đánh dấu bằng những màu sắc riêng biệt khi bạn thực hiện xét nghiệm máu. Các mẫu máu sau khi lấy sẽ được bảo quản với nhiều điều kiện khác nhau: cùng chất chống đông, chất bảo quản,… vậy nên lấy nhiều mẫu máu là điều cần thiết.

Kết quả xét nghiệm khác nhau giữa các nhóm tuổi: Chúng ta hầu như đều biết về sự khác biệt trong các kết quả xét nghiệm máu giữa người lớn và trẻ em. Ví dụ như lượng huyết sắc tố ở trẻ em là 11- 13gm/dl, người lớn là 13,5- 17,5 gm/dl và phụ nữ trưởng thành là 12- 15,5 gm/dl.

Dương tính giả và âm tính giả cũng có thể xuất hiện: Kết quả xét nghiệm máu cũng có thể có những thiếu sót và sai lệch khi đó các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra lại nếu bạn có những biểu hiện khác bên ngoài. Ví dụ: Bạn đang bị nhiễm virus viêm gan C, kết quả xét nghiệm máu có thể không hiện bất cứ thông tin gì bất thường do bạn đã nhiễm bệnh vài tháng trước, tuy nhiên, bạn vẫn cảm thấy các triệu chứng của bệnh.

Bác sĩ thường che giấu khi bệnh trở nên tồi tệ hơn: Để thuận lợi cho việc điều trị hoặc tránh để bệnh nhân sốc, bác sĩ có thể "che giấu" kết quả xét nghiệm của bạn đang xấu đi. Hơn nữa, cũng chính bởi việc phân tích máu cho cả âm tính lẫn dương tính giả, và có nhiều sai sót nên gặp chỉ số bất thường cũng chưa chắc là mắc bệnh, nhưng nhiều bác sĩ không nói cho bạn hay. Giải pháp cho vấn đề này là hãy so sánh kết quả xét nghiệm của mình với một người bình thường khác.

Kết quả xét nghiệm máu có thể khác nhau giữa các phòng thí nghiệm khác nhau: Phụ thuộc vào lượng máu được lấy ra, thời gian lấy máu và loại thức ăn bạn ăn trước khi làm xét nghiệm hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.

Kết quả không hoàn toàn do bệnh gây ra: Không phải kết quả xét nghiệm máu cũng đều cho thấy rằng bạn đang mắc một chứng bệnh nào đó. Ví dụ như, bạn đã ăn một cái gì đó hoặc uống rượu vào đêm trước khi xét nghiệm có thế ảnh hưởng đến lượng glucose ngày hôm sau.Vậy nên, hãy nghe theo đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/9-dieu-lien-quan-den-xet-nghiem-mau-ma-ban-phai-that-chu-y-20200623201301947.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Em muốn hỏi tại sao uống Thu*c Tr*nh th*i cần thử máu, và đọc kết quả xét nghiệm của mình như thế nào?
  • Chỉ cần xét nghiệm máu của người mẹ có thể tìm ra được dị tật do đột biến nhiễm sắc thể thứ 21.
  • Trong tương lai, một cuộc xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp phát hiện ung thư phổi.
  • Xin Mangyte cho biết chụp CT toàn thân có cản quang tại trung tâm Hòa Hảo phải chuẩn bị những gì? Tôi đã nhiều lần chụp CT có cản quang trong 1 năm, có cần xét nghiệm máu lại trước khi chụp không? Tại Hòa Hảo có được tính BHYT hay không? Cám ơn các bác sĩ nhiều! (Trần Thị Hoa - Bến Tre)
  • Mangyte ơi, cho em hỏi: Em muốn xét nghiệm máu (bộ tiền phẫu) thì nên xét nghiệm ở đâu cho rẻ? Nếu có thể, Mangyte cho em danh sách bảng giá xét nghiệm của một vài bệnh viện để em tham khảo với. Cám ơn bác sĩ! (Mai My - maimy…@yahoo.com)
  • Tôi muốn khám tổng quát hết tất cả để biết xem mình có bệnh gì không, tôi muốn khám dịch vụ ở bệnh viện Chợ Rẫy thì cho tôi hỏi tôi nên khám khoa gì? Và nếu gọi điện thoại đặt giờ đến khám thì khi đến tôi sẽ báo ai để biết là mình đã đặt giờ? Xin cảm ơn! (Mong Truyen - Tiền Giang) Cho em hỏi xét nghiệm máu tìm bệnh ở TPHCM chỗ nào uy tín và tốt nhất, chi phí 1 lần xét nghiệm là bao nhiêu? (Bá Sang - Q. Tân Bình, TPHCM)
  • Ba tôi cần làm xét nghiệm máu mà ngán phải đến các trung tâm chờ đợi đông quá, với lại ông bị đau khớp, không tiện đi lại. Mangyte.vn giúp tôi địa chỉ lấy máu tại nhà được không? Cảm ơn nhé! (Phương Uyên - TPHCM)
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY