Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Biến chứng do bó Thuốc nam, bé trai phải ăn Tết trong viện

Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi bị biến chứng do bó Thuốc nam.

Theo gia đình chia sẻ, bé bị té chống tay trước Tết mấy ngày, tay sưng, nhưng ba và ông nhất quyết không chịu đi bệnh viện mà đưa đi bó Thuốc gần nhà. Đến khi cánh tay sưng quá, bé đau, da nổi mụn nước, gia đình mới cho em đưa đi khám.

Biến chứng do bó Thuốc nam, bé trai phải ăn Tết trong viện - Ảnh 1.

Tại bệnh viện, cánh tay bệnh nhi cứng đơ vì đau và ngứa. các bác sĩ cho bệnh nhi chụp xương và xét nghiệm máu vì nghi ngờ có gãy xương và da đã bị nhiễm trùng.

Kết quả hình chụp thấy xương cẳng tay bị gãy và xét nghiệm máu có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Theo các bác sĩ, thông thường, với những chấn thương xương tương tự, bệnh nhi sẽ được bó bột, uống Thuốc giảm đau, giảm sưng và về nhà theo dõi, tái khám. Nhưng với trường hợp này, bệnh nhi phải nhập viện để chăm sóc phần da nhiễm trùng, sau đó mới có thể điều trị phần xương bị gãy.

Thay vì điều trị tại nhà, bệnh nhi phải nằm viện, phải sử dụng kháng sinh do biến chứng của Thuốc nam. Qua trường hợp này, các bác sĩ một lần nữa khuyến cáo người dân không tự ý điều trị khi bị chấn thương.

Đồng thời, khi bị chấn thương, các bác sĩ lưu ý mọi người hãy sơ cứu theo 4 bước sau đây:

Bất động, nằm nghỉ: Không nên di chuyển vì sẽ làm tổn thương nặng hơn.

Chườm lạnh: Sử dụng đá lạnh bỏ vào một cái khăn hoặc túi chườm chuyên dụng nếu có, chườm lên vùng bị chấn thương từ 5 - 10 phút, chia nhiều lần trong ngày, cách này giúp giảm đau và giảm sưng.

Băng ép, đeo nẹp: Sử dụng băng thun hoặc nẹp để băng ép, cố định vùng bị tổn thương, việc này giúp tổn thương không bị nặng hơn và xương gãy (nếu có) không bị di lệch.

Kê cao tay, chân bị chấn thương: giúp máu lưu thông tốt, giảm sưng.

Sau khi đã sơ cứu, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra các tổn thương gãy xương nếu có và mức độ chấn thương.

Mỗi ngày, bệnh viện nhi đồng 2 tiếp nhận vài chục trường hợp chấn thương nhiều mức độ. việc sơ cứu ban đầu đúng, giúp quá trình điều trị sau đó nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bien-chung-do-bo-thuoc-nam-be-trai-phai-an-tet-trong-vien-20210215222445681.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Em muốn hỏi tại sao uống Thu*c Tr*nh th*i cần thử máu, và đọc kết quả xét nghiệm của mình như thế nào?
  • Chỉ cần xét nghiệm máu của người mẹ có thể tìm ra được dị tật do đột biến nhiễm sắc thể thứ 21.
  • Trong tương lai, một cuộc xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp phát hiện ung thư phổi.
  • Xin Mangyte cho biết chụp CT toàn thân có cản quang tại trung tâm Hòa Hảo phải chuẩn bị những gì? Tôi đã nhiều lần chụp CT có cản quang trong 1 năm, có cần xét nghiệm máu lại trước khi chụp không? Tại Hòa Hảo có được tính BHYT hay không? Cám ơn các bác sĩ nhiều! (Trần Thị Hoa - Bến Tre)
  • Mangyte ơi, cho em hỏi: Em muốn xét nghiệm máu (bộ tiền phẫu) thì nên xét nghiệm ở đâu cho rẻ? Nếu có thể, Mangyte cho em danh sách bảng giá xét nghiệm của một vài bệnh viện để em tham khảo với. Cám ơn bác sĩ! (Mai My - maimy…@yahoo.com)
  • Tôi muốn khám tổng quát hết tất cả để biết xem mình có bệnh gì không, tôi muốn khám dịch vụ ở bệnh viện Chợ Rẫy thì cho tôi hỏi tôi nên khám khoa gì? Và nếu gọi điện thoại đặt giờ đến khám thì khi đến tôi sẽ báo ai để biết là mình đã đặt giờ? Xin cảm ơn! (Mong Truyen - Tiền Giang) Cho em hỏi xét nghiệm máu tìm bệnh ở TPHCM chỗ nào uy tín và tốt nhất, chi phí 1 lần xét nghiệm là bao nhiêu? (Bá Sang - Q. Tân Bình, TPHCM)
  • Ba tôi cần làm xét nghiệm máu mà ngán phải đến các trung tâm chờ đợi đông quá, với lại ông bị đau khớp, không tiện đi lại. Mangyte.vn giúp tôi địa chỉ lấy máu tại nhà được không? Cảm ơn nhé! (Phương Uyên - TPHCM)
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY