Huyết học hôm nay

Xét nghiệm máu mẹ phát hiện dị tật thai

Chỉ cần xét nghiệm máu của người mẹ có thể tìm ra được dị tật do đột biến nhiễm sắc thể thứ 21.
Trước đây, người ta cứ phải can thiệp vào máu của thai nhi và dây rốn để phát hiện ra các dị tật thai nhi thì nay các nhà khoa học đã tìm ra một biện pháp đơn giản để tìm ra những bệnh lý thai nhi kiểu này.

Nhiều nhà khoa học tuyên bố là có thể chỉ cần xét nghiệm máu của người mẹ cũng có thể tìm ra được dị tật do đột biến nhiễm sắc thể thứ 21.

Các nhà khoa học đến từ Anh quốc đã thử nghiệm trên những bà mẹ mang thai 13 tuần tuổi, các bà mẹ này đều ở tuổi “nhạy cảm” và được lấy mẫu máu để xét nghiệm.

Kết quả này sẽ được so sánh với các phương pháp truyền thống là dịch ối và máu dây rốn. Kết quả thu được khá thú vị. Sau khi xét nghiệm 753 bà mẹ thì có tới 79,1% mẫu đạt sự chính xác trong chẩn đoán và giá trị tiên đoán đạt được là 91,9%.
Kết quả này mở ra một tiềm năng mới trong khám sàng lọc thai nhi. Chúng ta có thể tiến hành thường quy hơn với các bà mẹ có nguy cơ mà ít làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Theo Nhất Đan - Sức khỏe & Đời sống/ JPOG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xet-nghiem-mau-me-phat-hien-di-tat-thai-3008.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY