Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

9 lý do khiến bạn không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn

Có rất nhiều lý do khiến bạn không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn. Bạn cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như các biểu hiện để chữa...

sự thay đổi của thời tiết, lông vật nuôi, sử dụng rượu bia… có thể là nguyên nhân khiến cho bạn không thể kiếm soát được bệnh hen suyễn. thậm chí các tác nhân này có thể khiến cho bệnh của bạn nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mạn tính. 

9 nguyên nhân khiến cho bạn không thể kiểm soát bệnh hen suyễn

Có khá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh hen suyễn, trong đó chúng ta không thể không nhắc đến các nguyên nhân sau.

1/ Bạn mắc phải căn bệnh làm các triệu chứng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn

Một số bệnh có thể làm gia tăng các triệu chứng của bệnh hen suyễn. trong đó dị ứng do thời tiết là một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua. đồng thời theo nhiều nhà khoa học thì bệnh trào ngược dạ dày cũng có thể làm cho tình trạng hen suyễn thêm trầm trọng.

Một triệu chứng khác có thể làm bệnh hen suyễn nặng hơn là tình trạng tắc nghẹt mũi khi ngủ. ngoài ra, béo phì cũng làm cho các mô mỡ đè lên phổi và gây ra khó khăn khi thở.

Chính vì vậy khi muốn điều trị bệnh hen suyễn thì chúng ta cần phải tìm cách hạn chế sự phát triển của các căn bệnh đã nêu ở trên.

2/ Cảm xúc mạnh cũng có thể kích hoạt triệu chứng hen suyễn

Những người thường xuyên lo âu, căng thẳng thì những cơn hen suyễn thường xuất hiện nhiều hơn. ngoài ra các triệu chứng buồn bã, khóc cười bất thường cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. chính vì vậy việc kìm chế và kiểm soát cảm xúc của mình là điều mà bạn nên làm.

3/ Tiếp xúc với vật nuôi

Lông thú nuôi cũng chính là tác nhân gây dị ứng mà bạn rất hay gặp phải. Vì chất gây dị ứng được tìm thấy trong nước bọt của cả chó và mèo.

4/ Thay đổi thời tiết

Khi thời tiết ấm hoặc hoặc lạnh hơn thì có sự thay đổi của độ ẩm không khí. điều này hay xảy ra khi bạn đi ra bên ngoài hoặc do thời tiết đổi theo mùa. tuy không kiểm soát được sự thay đổi của thời tiết nhưng chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh. việc hạn chế tiếp xúc với máy lạnh, che chắn khi ra đường là một trong những biện pháp mà bạn nên áp dụng thường xuyên.

5/ Thay đổi nội tiết tố

Bệnh hen suyễn có thể nặng hơn ở các giai đoạn khác nhau và có thể làm gia tăng các biểu hiện của bệnh hen suyễn. cụ thể là ở giai đoạn dậy thì, khi mang thai và khi mãn kinh.

Hiện nay các bác sĩ chưa thể lý giải được nguyên nhân của tình trạng này. nhưng quả thật các triệu chứng của bệnh hen suyễn có sự khác biệt lớn vào các giai đoạn đặc biệt.

6/ Hạn chế điều trị hen suyễn do một số loại Thu*c đang dùng

Có một số loại Thu*c có thể kiểm soát và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh hen suyễn. một trong số đó là Thu*c ức chế beta chuyên được dùng để điều trị các bệnh về tim mạch. ngoài ra hoạt động của các loại Thu*c điều trị hen suyễn cũng có thể tác động không tốt để loại Thu*c này. chẳng hạn như: Thu*c albuterol…

Chính vì vậy khi dùng bất cứ loại Thu*c nào bạn cũng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh tình trạng tương tác chéo giữa các loại Thu*c.

7/ Thực phẩm mà bạn đang ăn cũng có thể kiểm soát việc điều trị hen suyễn

Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây kích hoạt triệu chứng hen suyễn ở một số bệnh nhân. có thể gây phản vệ làm ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân gây nổi mề đay, nôn mửa, tiêu chảy và đau quặn ở phần bụng.

Ngay cả khi không dị ứng thực phẩm thì bạn có thể bị bệnh nặng hơn do chất bảo quản trong thưc phẩm. một số thực phẩm giàu sulfites quen Thu*c: trái cây sấy, bia, tôm… đều có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn thêm trầm trọng.

Chính vì vậy nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kì loại thực phầm nào. Bên cạnh đó cũng cần phải tránh dùng loại thực phẩm đó trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.

8/ Các biện pháp chỉ làm cho bệnh trầm trọng hơn

Nếu biểu hiện bệnh không được kiểm soát sớm thì xu hướng trầm trọng hơn có thể xảy ra. điều này có thể do chúng ta không áp dụng các biện pháp điều trị hoặc điều trị không đúng cách. do vậy gây ra những tổn thương vĩnh viễn trong phổi mà không thể hồi phục được.

Người bệnh có thể mắc bệnh nặng hơn và chuyển sang hen suyễn bạch cầu ái toan. nếu bạn gặp phải tình trạng bệnh này thì nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và chỉ định phương phap điều trị hiệu quả hơn.

9/ Các triệu chứng mà người bệnh mắc phải không phải là bệnh hen suyễn

Nhiều người cứ nghĩ mình bị hen suyễn nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. có nhiều trường hợp người bệnh có triệu chứng tức ngực, thở khò khè cứ nghĩ là bị hen suyễn. triệu chứng này có thể gây ra bởi một bệnh về đường hô hấp nào đó, chẳng hạn như rối loạn chức năng dây thanh âm.

Việc chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng có thể gây ra những sai sót. Chính vì vậy mà các bác sĩ hay chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.

Nếu nghi ngờ mình có triệu chứng của bệnh hen suyễn thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh. tuyệt đối không được tự ý điều trị nếu chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây bệnh.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/9-ly-do-khien-ban-khong-the-kiem-soat-duoc-benh-hen-suyen)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY