Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

9 triệu chứng bệnh loãng xương ai cũng cần biết để điều trị kịp thời

Tìm hiểu các triệu chứng bệnh loãng xương giúp bạn dễ dàng phát hiện ra bệnh sớm hơn, nhằm điều trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu về sau.

loãng xương được xem là căn bệnh có nguy cơ tiềm ẩn cao. bởi, vào những giai đoạn đầu trước khi tình trạng xương bị gãy người bệnh thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mình bị loãng xương. do đó, việc nhận biết sớm những triệu chứng bệnh loãng xương sẽ giúp người bệnh dễ điều trị hơn. 

I/ Các triệu chứng bệnh loãng xương

1/ Nướu của bạn bị thu hẹp

Đây thường là dấu hiệu cảnh báo bạn bị loãng xương nhưng ít được quan tâm nhất.

Theo cấu tạo thì răng của chúng ta sẽ được liên kết với xương hàm và nếu hàm bị loãng xương sẽ dẫn đến tình trạng nướu bị thoái hóa và thu hẹp dần.

Theo một số nghiên cứu về mật độ loãng xương ở phụ nữ, nếu xương hàm bị loãng cũng đồng nghĩa với việc xương ở cột sống thắt lưng cũng có nguy cơ bị loãng.

Vì vậy, nếu bạn có dấu hiệu nướu bị thu hẹp hãy đến ngay nha sĩ yêu cầu chụp x-quang để kiểm tra xem mình có bị loãng xương hàm hay không.

2/ Giảm độ chắc chắn khi cầm, nắm một vật

Trong một nghiên cứu về phụ nữ ở độ tuổi sau mãn kinh cho thấy độ chắc chắn khi cầm nắm một vật có thể đo được mật độ xương tổng thể có bị loãng hay không.

Sau quá trình mãn kinh thì lượng estrogen của phụ nữ sẽ giảm đáng kể dẫn theo việc mật độ xương cũng suy yếu dần. Từ đó việc cầm, nắm trở nên hời hợt và kém chắc chắn hơn.

3/ Móng tay yếu và giòn

Tại một Trung tâm nghiên cứu để xương chắc khỏe hơn, người ta nhận thấy rằng khi bạn bổ sung dưỡng chát giúp xương chắc khỏe thì móng tay của bạn cũng sẽ phát triển và khỏe mạnh hơn ban đầu.

Trong điều kiện phát triển bình thường (không tiếp xúc với hóa chất, không dùng tay để đào vườn,..), các nhà khoa học đã chứng minh được việc quan sát tình trạng móng tay sẽ giúp bạn dễ phát hiện mình bị loãng xương.

Nếu móng tay của bạn có dấu hiệu như yếu, dễ gãy,… có thể bạn đang mắc phải bệnh loãng xương.

4/ Đau cơ và đau xương

Theo thời gian, cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy đau nhức ở nhiều vị trí và đa số mọi người đều cho rằng đó là việc bình thường khi mình già đi. Tuy nhiên, nó được xem là dấu hiệu bệnh loãng xương.

Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu một lượng vitamin D nghiêm trọng, mà nó lại có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương.

5/ Chuột rút

Ngoài ra, bạn cũng không nên xem thường triệu chứng chuột rút. chuột rút ở chân vào ban đêm cảnh báo nồng độ canxi, magiê và kali của bạn đã giảm quá thấp.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn bị loãng xương nghiêm trọng. lúc này bạn nên bổ sung magiê, canxi trước khi đi ngủ

6/ Giảm chiều cao hoặc khom lưng

Khi bạn bắt đầu già đi chiều cao bị giảm là rất phổ biến. Biểu hiện rõ nhất để thấy chiều cao bạn đang bị giảm chính là tình trạng khom lưng.

Khom lưng là do sự suy yếu của các cơ quanh cột sống của bạn. Vì nguyên lý hoạt động của cơ và xương là đồng nhất nên sẽ dẫn đến tình trạng xương của bạn cũng có nguy cơ loãng theo.

7/ Thể lực suy yếu

Loãng xương sẽ làm cho sức mạnh cơ bắp và khả năng cân bằng cơ thể suy giảm dần. Điều này dẫn đến thể lực chung của cơ thể trở nên suy yếu dần. Khả năng cân bằng cũng kém đi dễ gây té ngã.

Việc luyện tập thể dục đều đặn và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

8/ Khó khăn khi đứng dậy

Ở một độ tuổi nào đó bạn sẽ cảm thấy việc đứng lên, ngồi xuống thật sự rất vất vả nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Khi bạn muốn đứng lên khỏi ghế luôn luôn phải dùng tay lấy lực đẩy ghế mới có thể đứng đậy

Đây chính là dấu hiệu bệnh loãng xương bạn cần quan tâm.

9/ Gãy xương

Đây là dấu hiệu bệnh loãng xương dễ phát hiện và phổ biến nhất.

Thông thường, bạn bị gãy xương do tác dụng lực quá mạnh vào xương như T*i n*n, rơi từ cao xuống, chấn thương cho chơi thể thao. Nhưng, khi chỉ cần một tác động nhẹ như vấp ngã, va phải vật nhẹ cũng khiến xương bạn bị gãy thì đây chính là dấu hiệu bệnh loãng xương.

Ngoài các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết trên thì những dấu hiệu sau đây cũng đang cảnh báo bạn bị loãng xương:

    Nồng độ canxi trong xương thấp.

II/ Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

    Bệnh loãng xương nên được phòng ngừa ngay từ ban đầu bằng cách:

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh loãng xương sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. vì vậy, hãy quan tâm đến sức khỏe của mình từ những điều nhỏ nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/trieu-chung-benh-loang-xuong)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY