“Kinh Thái Bình” là cuốn sách kinh điểm sớm nhất giải thích một cách hệ thống về tư tưởng thừa hưởng. “Kế thừa” nói một cách đơn giản chính là món “tài sản” tổ tiên để lại cho con cháu.
Nếu tiền nhân đã làm rất nhiều việc tốt thì sẽ để lại cho con cháu một khối di sản tốt, giúp con cháu có được phú quý, trí huệ. Nếu tiền nhân làm nhiều việc xấu sẽ khiến con cháu gặp nhiều ma nạn về sức khỏe, tâm hồn và tài chính. Vậy nên muốn thay đổi vận mệnh thì cần xem bạn tích âm đức như thế nào.
Nói đến kế thừa, thường có câu rằng: “Đời trước trồng cây, đời sau hái quả”. Vậy rốt cuộc kế thừa là gì? Theo tư tưởng “Hành thiện đạo theo gót, hành ác họa quấn thân”, “kế thừa” có thể giải thích các hiện tượng báo ứng trong tự nhiên và ngoài xã hội, chính là quan niệm báo ứng nói về “kế thừa”.
“Kinh Thái Bình” là cuốn sách kinh điểm sớm nhất giải thích một cách hệ thống về tư tưởng kế thừa. “Kinh Thái Bình” có hai cách giải thích về kế thừa là: Thứ nhất là sự thừa hưởng tại nhân gian, coi họa phúc mà con người nhận được quy về việc thiện ác của tổ tiên. Tổ tiên mắc lỗi hoặc hành ác quá nhiều thì quả ác sẽ để lại cho con cháu đời sau. Thứ hai là sự kế thừa từ tự nhiên và xã hội. Thuận theo “đạo mà hành” thì tự nhiên và xã hội sẽ phát đạt, nghịch với “Đạo” thì tự nhiên và xã hội sẽ suy bại, khô héo.
“Kế thừa” nói một cách đơn giản chính là món “tài sản” tổ tiên để lại cho con cháu. Nếu tiền nhân đã làm rất nhiều việc tốt thì sẽ để lại cho con cháu một khối di sản tốt, giúp con cháu có được phú quý, trí huệ. Nếu tiền nhân làm nhiều việc xấu sẽ khiến con cháu gặp nhiều ma nạn về sức khỏe, tâm hồn và tài chính.
“Kinh Thái Bình” cũng lấy ví dụ rằng, ví như cha mẹ không có đạo đức, mà phạm lỗi với người làng thì con cháu đời sau sẽ bị cả làng quở trách. Đây chính là đạo ý đơn giản nhất về sự kế thừa.
Trong “Dịch Kinh” cũng nói “Nhà tích thiện ắt dư dả, nhà tích bất thiện ắt lắm tai ương” cũng cùng một đạo lý như vậy. Hơn nữa “kế thừa” có tính chất “10 đời một chu kỳ”. Tức là hành vi của tổ tông 10 đời trước vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến con cháu đời sau, nhằm răn dạy người làm cha mẹ phải biết suy nghĩ cho con cháu đời sau.
Nội dung cốt lõi của việc “kế thừa” là đặt đạo Trời, đạo của đất, đạo của người trong vòng phát triển tuần hoàn logic: “Người truyền ở trước, người hưởng ở sau”. Dùng đạo Trời, đạo của đất để bàn luận về đạo của con người. Nói rõ nguyên nhân xảy ra thiên tai và đất họa là do đạo làm người đi ngược với đạo của tự nhiên. Xã hội rối ren, thay triều đổi đại là do con người gây nên. Bất cứ hiện tượng tự nhiên, xã hội nào cũng đều ẩn chứa trong kết cục “Đời trước trồng cây, đời sau hưởng mát, Đời trước gây họa, đời sau gặp tai ương”.
Mọi người thường nói “tích âm đức”. Vì sao lại nói như vậy, rốt cuộc câu này có ý nghĩa gì? Việc tích âm đức chắc hẳn ai nấy đều làm. Nhưng vì sao lại có sự phân biệt giữa việc tích âm đức và tích dương đức?
Hành thiện đều là tích đức. Nếu nói rõ thì thiện có thật có giả, có ngọn có ngành, có âm có dương, có đúng có sai, có lệch có chính, có vơi có đầy, có lớn có nhỏ, có khó có dễ, đều cần phân biệt rạch ròi. Hành thiện mà không cần xét đến tận cùng của lý lẽ thì tự cho mình là kiên trì. Nào có biết là đang sai trái, gây tội lỗi uổng phí tâm sức, là vô ích vậy.
Thế nào gọi là âm dương? Phàm là hành thiện mà được người biết đến tức là dương thiện. Hành thiện mà người khác không biết đến gọi là âm đức.
Âm đức sẽ được Trời báo, dương thiện được hưởng tiếng thơm trên đời. Danh cũng là phúc. Người có danh tạo vật thường kỵ. Hưởng tiếng thơm ở đời mà người không xứng với danh thì sẽ có họa hại. Thứ nhất là mệnh, thứ nhì là vận, thứ 3 là phong thủy, thứ 4 là tích âm đức, thứ 5 là đọc sách.
Âm đức tức là người khác không biết, việc thiện làm không phải vì bản thân, tức là bạn làm việc thiện mà người khác không hay biết thì gọi là âm đức. Như vậy phúc báo lại càng lớn hơn. Cũng có người nói rằng: Âm đức là chỉ những việc tốt đã làm ở dương gian mà lại được ghi công tại âm gian, là những việc tốt được làm một cách âm thầm, lặng lẽ.
Tục ngữ có câu rằng: “Con người hành thiện thì Trời đất đều biết, ắt có phúc báo”. Hành thiện chính là chỉ âm đức. Con người tích đức càng nhiều thì phúc báo càng lớn.
Âm đức trong dân gian còn gọi là “âm chất” (lặng lẽ an định lòng dân). Trong cuốn sách khuyến thiện “Văn xướng đế quân âm chất văn” nói rằng: Dẫu chúng ta làm việc tốt hay việc xấu thì đều có báo ứng với bản thân và người nhà mình, chính là “gần thì ứng với thân, xa ứng với con cháu”.
“Kinh dịch” cũng nói với chúng ta rằng “Nhà tích thiện ắt dư dả, nhà tích bất thiện ắt lắm tai ương”, “Thiện không tích, chẳng đủ thành danh, Ác không tích, chẳng đủ diệt thân.” Điều này cũng minh chứng cho nguyên lý “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”. Làm nhiều việc tốt mà không cầu danh cầu tiếng tăm mới gọi là âm đức.
Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” nói rằng: “Cổ nhân nói lời thiện, nhìn việc thiện, làm điều thiện. Mỗi ngày đều làm 3 việc thiện này thì trong ba năm Trời ắt giáng phúc. Kẻ ác nói lời ác, nhìn việc ác, làm điều ác. Một ngày đều làm 3 điều ác này, thì trong 3 năm Trời ắt giáng họa” chính là đạo lý này. Thiết nghĩ làm việc tốt ắt sẽ kết giao được nhiều bạn tốt hơn. Kẻ hành ác lại đang gieo mầm oan gia trái chủ. “Người đắc đạo được nhiều người tương trợ, kẻ vô đạo chẳng mấy người giúp đỡ”. Nhiều bạn chính là phúc!
Do vậy, Điều quan trọng nhất khi tu thiện là xuất phát từ sự chân thành, không cầu báo đáp. Đây mới gọi là chân thiện.
Âm đức chính là thành tựu việc tốt mà không cầu báo đáp. Dẫu người khác thờ ơ, lạnh nhạt, cười chê, kỳ thị cũng chẳng để tâm. “Thương con thiêu thân nên chẳng đốt đèn, vì chuột mà chừa lại hạt cơm”, chia cháo cứu đói cũng là tích âm đức. Xây cầu đắp đường, đào giếng dẫn nước, châm đèn rót trà, quyên góp lo tang sự, cứu trợ lúc hiểm nguy đều là tích âm đức. Không cầu công danh, không xưng mình là người thiện, không tung hô người lại càng là âm đức.
Từ việc lớn như thấy người gặp nguy nan dũng cảm ứng cứu, đến việc nhỏ như tiện tay nhặt rác trên đường giúp người không trượt ngã cũng là âm đức. Âm đức có thể thấy trong những việc nhỏ không đáng kể đến trong cuộc sống. Thậm chí âm đức còn thể hiện trong cử chỉ tưởng chừng như đơn giản như: Luôn mỉm cười với mọi người, giúp kẻ phiền lòng giải mối phiền ngàn thu, chuyên tâm với công việc của mình khiến lãnh đạo yên lòng, đồng nghiệp mãn nguyện.
Trong cuốn “Tư Mã Ôn công gia huấn” thời Bắc Tống có viết rằng: “Tích tiền bạc để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đã biết giữ. Để sách lại cho con cháu, chưa chắc chúng đã đọc. Chi bằng âm thầm lặng lẽ tích âm đức, tính kế lâu dài cho chúng thì hơn.”
Trong “Thần tiên truyện” cũng kể lại rằng một vị đạo y vì hành thiện rộng khắp, chữa bệnh cứu người mà đắc đạo thành tiên. Âm đức là gieo hy vọng, thu về tương lai. Tư tưởng của Đạo gia cũng chỉ ra rằng: “Họa phúc không có lối, do con người tự chuốc lấy” mà thôi.
Số phận tốt xấu của một người sẽ liên quan chặt chẽ tới những việc thiện ác và âm đức trong tâm mình trong cuộc sống hàng ngày.
Tu thiện tích đức, chính là tạo cơ hội gieo mầm thiện, tạo thiện duyên, đắc phúc tiêu tai. Họa đến ác nhiều chính là do bản thân tạo nhiều ác duyên cõi lục đạo luân hồi mà thành.
Cổ nhân dạy rằng: “Lập công danh chẳng bằng tích âm đức”. Dựng lập tiếng thơm, theo đuổi địa vị cao sang chẳng bằng bồi đắp âm đức. Cho nên muốn thay đổi vận mệnh cần xem bạn tích âm đức thế nào.