Tâm linh hôm nay

Ăn nhầm măng ngâm hóa chất, hậu quả khôn lường

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm cho biết tiêu thụ măng ngâm hóa chất lâu dài sẽ gây tổn hại dạ dày, thủng ruột, phá nát gan...

Măng là thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, măng vừa mới thu hoạch không thể dùng ngay mà phải qua một quá trình chế biến để loại bỏ một số chất độc trong chúng.

Nếu đúng theo quy trình thông thường, măng tươi sau khi thu hoạch sẽ được luộc kỹ bằng nhiều lần nước, để lửa vừa phải, tiếp tục ngâm khoảng 2 ngày thì măng mới mềm, ngọt, ngon, hết đắng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. tuy nhiên, để giảm chi phí và tiết kiệm thời gian, nhiều người buôn bán đã dùng các loại hóa chất để "phù phép" cho măng ngon, giòn và màu sắc thu hút hơn.

Tác hại kinh hoàng 

Theo pgs.ts nguyễn duy thịnh, viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm - đại học bách khoa hà nội, tiêu thụ măng ngâm hóa chất lâu dài sẽ gây tổn hại dạ dày, thủng ruột,  phá nát gan...

Nguy hiểm hơn, lượng chất độc tích tụ trong cơ thể kích hoạt nhiều bệnh nguy hiểm như da lở loét, suy hô hấp, nhiễm độc đường ruột, tiêu chảy nặng… nếu không kịp thời cấp cứu sẽ để lại những di chứng nặng về sức khỏe và có thể Tu vong.

Cách nhận biết

Các chuyên gia về công nghệ thực phẩm cho biết, măng có bị ngâm hóa chất hay không hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường. dưới đây là một số đặc điểm mà người tiêu dùng cần chú ý khi lựa chọn măng để tránh mua nhầm sản phẩm có ngâm hóa chất.

Măng ngâm hóa chất

- Màu măng vàng đậm hoặc trắng phau, do tác dụng của hóa chất.

- Măng thường giòn, dùng tay bẻ dễ gãy vụn.

- Dùng mũi ngửi, măng khô nếu được sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi SO2 đặc trưng (mùi diêm sinh).

- Măng có độ bóng, trông bắt mắt và không bao giờ bị ẩm mốc.

Măng không hóa chất

- Măng tự nhiên được ngâm muối nên thường dai và không dễ gãy khi bẻ.

- Khi không ngâm Thu*c, măng còn lưu giữ được mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ.

- Màu nguyên thủy của măng là màu vàng nhạt hoặc hơi thâm đen.

Người già, trẻ em nên ăn hạn chế 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên rằng khi ăn măng tốt nhất nên rửa nhiều lần với nước sạch, sau đó luộc lên để loại bỏ hết chất độc rồi hãy chế biến thành các món ăn khác. Ngoài ra, trong quá trình luộc măng phải mở nắp nồi để chất độc bay hơi nhanh.

Nếu thấy măng có màu quá trắng hoặc vàng bất thường, có mùi lạ thì không nên sử dụng bởi có thể chúng đã bị ngâm hóa chất.

Măng nếu luộc không kỹ có thể gây ngộ độc.

Tuy nhiên, dù có chế biến kỹ đi nữa nhưng thường xuyên ăn măng có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Do đó, không nên ăn măng liên tục trong nhiều ngày. Đặc biệt, những người có sức khỏe yếu, người già, trẻ em nên hạn chế dùng loại thực phẩm này. 

Trong trường hợp sau khi ăn măng xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt hoặc buồn nôn... phải đến bệnh viện gần nhất để chữa trị, bởi chậm trễ có thể rất nguy hiểm thậm chí gây Tu vong.

baongoc | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/chon-thuc-pham-15/an-nham-mang-ngam-hoa-chat-hau-qua-khon-luong-215855)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY