Dinh dưỡng hôm nay

Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra nghiêm ngặt người ra vào trong ngày đầu gỡ cách ly

Các hoạt động tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn được tổ chức chặt chẽ như suốt 14 ngày thực hiện lệnh cách ly để phòng dịch COVID-19. Người không có nhiệm vụ đều bị từ chối, người có thẻ ra vào bệnh viện được yêu cầu đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và sát khuẩn.

Chính thức từ 0 giờ sáng (12/4), lệnh phong tỏa cách ly Bệnh viện Bạch Mai đã được gỡ bỏ sau 14 ngày "nội bất xuất, ngoại bất nhập" để phòng dịch COVID-19.

Do việc gỡ lệnh phong tỏa diễn ra vào rạng sáng nên cả ngày hôm nay người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn ra vào tương đối đông.

Hơn 3.300 nhân viên y tế, bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân trong Bệnh viện Bạch Mai đã được "giải phóng" sau đợt cách ky kéo dài 14 ngày.

Hơn 4.000 cán bộ, y, bác sỹ bệnh viện Bạch Mai đã được xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 sau 2 đến 3 lần. Gần 1.600 bệnh nhân được chuyển về tuyến dưới và các bệnh viện của Hà Nội, tất cả đều có kết quả tương tự.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai thì cần ít nhất 2 tuần nữa các hoạt động khám chữa bệnh tại đây mới chính thức trở lại bình thường.

Việc xuất hiện bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 kèm theo 2 tuần phong tỏa cách ly nên việc khử trùng phải được thực hiện rất kỹ lưỡng trước khi tiếp nhận bệnh nhân vào khám bệnh và điều trị nội trú.

Tuy lệnh phong tỏa cách ly phòng dịch được gỡ bỏ vào rạng sáng 12/4, nhưng các hoạt đông tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn được tổ chức chặt chẽ như suốt 14 ngày thực hiện lệnh cách ly để phòng dịch COVID - 19.

Tất cả những người được phép vào bệnh viện đều phải đo thân nhiệt và sát khuẩn.

Đội ngũ giao hàng và người thân tiếp tế vẫn không được vào phía trong cổng bệnh viện.

Bắt đầu xuất hiện đội ngũ "xe ôm" trước cổng sau 2 tuần vắng bóng vì lệnh cách ly.

Người nhà lên "đổi ca" chăm sóc bệnh nhân.

BP (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/anh-benh-vien-bach-mai-kiem-tra-nghiem-ngat-nguoi-ra-vao-trong-ngay-dau-go-cach-ly-20200413120101803.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Bố em có các triệu chứng như ho lâu không khỏi, khó thở, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng... Em thấy có thông tin BV Bạch Mai có khám và tư vấn miễn phí cho những người bị ho lâu khônhg khỏi nhưng không rõ cụ thể như thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn thêm cho em một số thông tin. Trân trọng. (Nông Hoàng Chiến - Nam Định)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY