Sức khỏe hôm nay

Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản

Lao Sinh d*c nữ là do vi khuẩn từ tổn thương sơ nhiễm lan truyền theo đường máu đến gây nhiễm nội mạc tử cung và ống dẫn trứng.
Lao Sinh d*c nữ là do vi khuẩn từ tổn thương sơ nhiễm lan truyền theo đường máu đến gây nhiễm nội mạc tử cung và ống dẫn trứng. Bệnh diễn biến âm ỉ và gây những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến vô sinh.Đặc biệt, khi mang thai, lao ở hệ Sinh d*c nữ còn để lại bệnh lao bẩm sinh cho chính con cái của bệnh nhân sau này.

Lao Sinh d*c nữ thường là lao thứ phát, sau khi bị lao ở một số bộ phận khác, đặc biệt là lao ở phúc mạc (màng bụng). Từ ổ bụng vi trùng lao sẽ di chuyển vào gây bệnh ở vòi trứng và từ đó lan vào buồng dạ con, cổ dạ con, *m đ*o. Tuy nhiên vi trùng lao cũng có thể lan tới bộ máy Sinh d*c nữ theo đường bạch huyết hay đường máu. Các loại lao Sinh d*c nữ hay gặp

Lao phần phụ: Hay gặp nhất là lao vòi trứng. Người ta ít thấy lao ở buồng trứng hoặc ở các dây chằng. Tổn thương lao ở vòi trứng thường là các tổn thương mạn tính, âm ỉ gây nên tắc vòi ảnh hưởng đến khả năng thụ thai (gây chửa ngoài dạ con khi tắc không hoàn toàn và vô sinh khi bị tắc hoàn toàn cả 2 vòi). Lao ở vòi trứng có thể kèm theo lao phúc mạc. Về tiến triển có khi biến thành túi mủ. Chẩn đoán lao phần phụ khó phân biệt với các viêm phần phụ khác không phải do lao. Nhiều trường hợp không có triệu chứng. Chỉ khi khám vô sinh cho chụp dạ con - vòi trứng mới phát hiện được tổn thương lao.

Lao ở dạ con: Chủ yếu ở lớp niêm mạc. Vi trùng lao từ vòi trứng đi xuống, vì thế ít khi thấy lao dạ con đơn thuần mà thường đã có lao dạ con thì kèm theo có lao vòi trứng. Tổn thương lao có thể ăn sâu hết lớp niêm mạc để xâm lấn vào lớp cơ dạ con, nhưng hiếm gặp. Do các thương tổn nằm ở niêm mạc dạ con nên bệnh thường gây ra rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, rong huyết, đau bụng kinh, kinh ít và có khi lại bị vô kinh do niêm mạc dạ con bị dính. Chẩn đoán lao dạ con không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà cần phải làm các xét nghiệm như: cấy máu kinh tìm vi trùng Koch, nạo sinh thiết dạ con tìm tổn thương lao, hoặc chụp điện quang dạ con - vòi trứng để phát hiện tổn thương và cũng để kiểm tra xem vòi trứng có bị dính hay không. Lao cổ dạ con: đây là loại ít gặp hơn, nhất là với lao cổ dạ con đơn thuần. Nó cũng thường kết hợp với lao phần phụ và lao thân dạ con. Nhiều khi rất khó phân biệt các thương tổn lao ở cổ dạ con với các tổn thương ung thư vì nó cũng có thể gây loét, sùi, dễ bị chảy máu khi giao hợp hoặc thăm khám. Vì thế muốn khẳng định lao và loại trừ ung thư cần phải làm sinh thiết để tìm các thương tổn điển hình của lao trên kính hiển vi.

Lao *m đ*o: Hiếm gặp và cũng thường phối hợp với các lao ở phần trên. Tổn thương lao cũng là các vết loét, xung quanh có những hạt sẩn màu vàng. Không thể khẳng định được lao nếu không làm sinh thiết để phân biệt với các tổn thương do bệnh khác. Lao *m đ*o có thể gây dò bàng quang (bọng đái) hoặc dò trực tràng.

Lao âm hộ: Đây là loại hiếm gặp hơn cả. Tổn thương lao ở đây là các vết loét trợt trên da giống như các lao da khác, có bờ nhẵn và nền vết loét mềm. Cũng chỉ xác định được bệnh khi làm sinh thiết. Lao âm hộ hay gặp ở trẻ gái do trẻ lê la, da vùng âm hộ bị xây xát, từ đó vi trùng lao xâm nhập.

Bệnh không dễ chẩn đoán

Lao Sinh d*c nữ thường không có những triệu chứng sớm điển hình, vì vậy, đa số bệnh nhân không tự phát hiện sớm. Có trường hợp bệnh nhân bị đau vùng bụng dưới, cảm giác mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt... nhưng chỉ nghĩ đó là những vấn đề về nội tiết thông thường, do chu kỳ kinh nguyệt không ổn định… chứ ít nghĩ đó là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, đa phần lao Sinh d*c nữ được phát hiện chậm.

Mặt khác, lao Sinh d*c nữ rất dễ lẫn với các loại bệnh viêm nhiễm khác không phải do vi trùng lao hoặc có những triệu chứng lâm sàng cũng như trên phim chụp điện quang có thể lẫn lộn với ung thư hoặc các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c khác. Do đó cần phải có các xét nghiệm như thử phản ứng lao, tốc độ lắng máu, khám xét kỹ toàn thân để phát hiện lao ở các bộ phận khác, nhất là lao phổi nhưng cần nhất vẫn là các xét nghiệm đặc hiệu đối với lao Sinh d*c như cấy máu kinh tìm vi trùng lao, nạo sinh thiết dạ con, chụp điện quang dạ con - vòi trứng…

Phòng bệnh lao Sinh d*c nữ thế nào?

Phòng bệnh lao Sinh d*c nữ không nằm ngoài các biện pháp phòng chống lao nói chung như: nâng cao mức sống, cải thiện nơi ăn chốn ở, đặc biệt cần tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, nhất là khi trong nhà có người mắc bệnh lao thì việc ăn ở, sinh hoạt và cách ly đúng mực rất quan trọng như: không chung đụng bát đũa, không dùng chung quần áo, chăn gối, chậu tắm rửa…

Bệnh lao và lao Sinh d*c nữ nói chung ngày nay là bệnh có khả năng điều trị khỏi nhưng di chứng do các tổn thương lao gây ra tại đường sinh sản thì thường vĩnh viễn và rất khó chữa để có thể có lại được chức năng sinh sản bình thường.

Bác sĩ Đức Minh

    Mạng Y Tế
    Nguồn: Nguồn Internet (news-anh-huong-toi-chuc-nang-sinh-san-6772.html)

    Tin cùng nội dung

    Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY