Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Atosiban PharmIdea: Thuốc điều trị sinh non

Tiêm truyền tĩnh mạch. Sau liều bolus, dung dịch đậm đặc phải được pha loãng để truyền

Nhà sản xuất

Sia PharmIdea.

Thành phần

Mỗi mL: Atosiban 7.5 mg.

Chỉ định/công dụng

Làm chậm sinh non sắp xảy ra đối với phụ nữ mang thai có (1) cơn co tử cung đều đặn trong khoảng thời gian ít nhất 30 giây với tốc độ ≥4 cơn mỗi 30 phút, (2) giãn cổ tử cung từ 1-3cm (0-3cm đối với người chưa sinh đẻ và xóa cổ tử cung ≥ 50%), (3) tuổi thai từ 24 tới đủ 33 tuần, (4)nhịp tim thai bình thường.

Liều dùng/hướng dẫn sử dụng

Khởi đầu (càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán chuyển dạ sinh non) tiêm bolus 6.75 mg trong vòng 1 phút; tiếp theo ngay, truyền liều nạp (300µg/phút) 54 mg trong 3 giờ; tiếp theo, truyền (100µg/phút) 270 mg lên đến 45 giờ. Thời gian điều trị không nên quá 48 giờ. Tổng liều một liệu trình không nên quá 330.75 mg. Tối đa 3 đợt điều trị lại. Trường hợp co tử cung kéo dài trong khi điều trị, liệu pháp khác nên xem xét.

Cách dùng

Tiêm truyền tĩnh mạch. Sau liều bolus, dung dịch đậm đặc phải được pha loãng để truyền (nồng độ sau pha loãng là 0.75 mg/mL).

Chống chỉ định

Mẫn cảm với thành phần Thuốc. Tuổi thai dưới 24 hoặc trên 33 tuần đủ. Vỡ màng ối sớm ở thai >30 tuần. Nhịp tim thai bất thường. Xuất huyết tử cung trước khi bắt đầu sinh cần sinh ngay lập tức. Sản giật và tiền sản giật nghiêm trọng cần phải sinh. Thai ch*t lưu trong tử cung. Nghi ngờ nhiễm trùng tử cung. Rau tiền đạo. Rau bong non. Bất kỳ tình trạng nào khác của mẹ hay của thai nhi, mà việc tiếp tục mang thai là nguy hiểm.

Thận trọng

Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan (không có kinh nghiệm điều trị), < 18t. (tính an toàn và hiệu quả chưa thiết lập). Ở bệnh nhân không thể bị loại trừ vỡ màng ối sớm, cân nhắc lợi ích của việc chậm sinh so với nguy cơ có thể có về viêm màng ối – đệm. Trường hợp đa thai hoặc tuổi thai giữa 24-27 tuần: kinh nghiệm lâm sàng hạn chế, lợi ích không chắc chắn; thai nhi chậm phát triển: việc quyết định tiếp tục hay bắt đầu lại sử dụng atosiban phụ thuộc vào đánh giá sự trưởng thành của thai nhi; đa thai và/hoặc sử dụng đồng thời Thuốc có hoạt tính giảm co thắt: nguy cơ biến chứng hô hấp như khó thở và phù phổi. Atosiban có thể thúc đẩy sự giãn tử cung và làm chảy máu, cần theo dõi mất máu sau sinh. Một lượng nhỏ atosiban từ huyết tương vào sữa mẹ.

Phản ứng phụ

Rất phổ biến: buồn nôn. Phổ biến: tăng đường huyết; nhức đầu, chóng mặt; nhịp tim nhanh; hạ HA, đỏ mặt; nôn; phản ứng tại vị trí tiêm.

Phân loại MIMS

Thuốc tác dụng lên tử cung [Drugs Acting on the Uterus]

Trình bày/đóng gói

Atosiban PharmIdea; Dung dịch đậm đặc pha tiêm truyền 7.5 mg/ml; 5 mL x 1's.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/a/atosiban-pharmidea/)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY