Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Bà bầu ăn bánh chưng, dưa hành dịp Tết phải lưu ý điều này để không ảnh hưởng đến thai nhi

Bánh chưng, dưa hành là 2 món không thể thiếu cho ngày Tết, nhưng đối với các mẹ bầu có một số lưu ý cần ghi nhớ để đảm bảo sức khỏe.

Ngày tết nhà nào cũng chuẩn bị sẵn vài cặp bánh chưng và lọ dưa hành muối. thiếu 2 món này là thiếu hẳn hương vị tết. bánh chưng thơm ngon ai cũng thích ăn, dưa hành giúp giải ngấy cho những món tết nhiều dầu mỡ như thịt đông, nem rán... tuy vậy có một số lưu ý các mẹ bầu cần nhớ khi ăn bánh chưng, dưa hành để đảm bảo an toàn cho thai nhi cũng như bản thân.

Bà bầu có tiền sử tiền sản giật cần kiêng 2 món này

Theo các bác sĩ, bánh chưng được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. đây là thực phẩm chứa nhiều năng lượng, các mẹ bầu ăn nhiều dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. dưa hành khi ăn nhiều cũng gây phù và tăng huyết áp cho sản phụ.

Chính vì thế, những sản phụ có có tiền sử tiền sản giật nên tránh 2 món này để đảm an toàn cho sức khỏe. thêm vào đó, những bà bầu có tiền sử viêm loét dạ dày, hệ tiêu hóa kém, tốt nhất không nên ăn dưa muối vì món này có nhiều chất chua, khi ăn khiến dạ dạy tiết dịch vị làm đau dạ dày.

Không nên ăn quá nhiều

Tốt nhất, các mẹ bầu chỉ nên ăn bánh chưng và dưa hành ở mức độ vừa đủ, không nên ăn cho no, đặc biệt là bữa tối. những thai phụ bị béo phì, cao huyết áp nên tránh ăn 2 món này. các mẹ nên ăn nhẹ 2 món này thay vì coi là món ăn chính.

Không ăn bánh chưng mốc

Các mẹ bầu nên tránh ăn bánh chưng để trên 1 tuần, thời gian để càng lâu nguy cơ xảy ra nấm mốc càng cao. dù cắt bỏ phần nấm mốc đi nhưng độc tố bên trong vẫn còn, khi ăn có thể gây ngộ độc, tiêu chảy... điều này vô cùng nguy hiểm cho cả thai nhi và sản phụ. khi mua bánh chưng, dưa hành bên ngoài nên chọn những cửa tiệm uy tín, chế biến sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những lưu ý ăn uống dành cho mẹ bầu dịp Tết:

- Uống nhiều nước, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả để giảm nguy cơ táo bón dịp Tết.

- Những mẹ bầu bị cao huyết áp nên tránh ăn những món tẩm ướp nhiều gia vị.

- Tránh ăn những đồ tái như nem chua, thịt chua, tiết canh... và rau sống chưa rửa sạch để phòng tránh ngộ độc và nhiễm giun sán.

- Các mẹ bầu cũng nên tránh những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ vì gia tăng triệu chứng ốm nghén, buồn nôn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ba-bau-an-banh-chung-dua-hanh-dip-tet-phai-luu-y-dieu-nay-de-khong-anh-huong-den-thai-nhi-20191213194022448.chn)

Tin cùng nội dung

  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY