Dinh dưỡng hôm nay

Bà bầu phòng ngừa Covid-19 như thế nào?

Thai phụ cần bổ sung thực phẩm giàu đạm, vitamin, canxi, trái cây..., duy trì đi bộ, vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng đủ, đúng, giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, bảo vệ thai nhi; giúp bé phát triển tối ưu và là nền tảng cho sức khỏe sau khi sinh ra. 

Trong Hướng dẫn dinh dưỡng dự phòng Covid -19 của Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam, phụ nữ mang thai nên ăn đầy đủ thực phẩm giàu đạm từ thịt, cá, trứng, hải sản, sữa, các loại đậu đỗ... Chọn nguyên liệu tươi ngon và nấu chín kỹ.

Bổ sung canxi, photpho từ sữa, chế phẩm sữa, cua đồng, hải sản để hình thành bộ xương chắc khỏe cho thai nhi. Ăn nhiều rau tươi, trái cây cung cấp vitamin C, beta-caroten và chất xơ dồi dào, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Uống đủ hai lít nước mỗi ngày. 

Đảm bảo cân đối giữa chất béo động vật và thực vật. Ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi. Tiếp tục uống bổ sung viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất theo chỉ định.

Thay thế các thức ăn trong cùng một nhóm chất dinh dưỡng để đa dạng khẩu phần ăn, nhất là khi bị nghén. Mỗi bữa ăn nên có khoảng 10 loại thực phẩm, trong ngày dùng 20-25 loại thực phẩm khác nhau.

Trong , bác sĩ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bà bầu, theo dõi cân nặng, chỉ định uống bổ sung sắt, đa vi chất, đặc biệt là acid folic, theo chỉ định. Chú trọng thực phẩm giàu axit folic như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu nành, cà chua, cam... để tránh dị tật ống thần kinh thai nhi do thiếu axit folic (vitamin B9). Mục tiêu bà bầu tăng 1-2 kg trong ba tháng đầu.

mẹ hết nghén, chưa mệt mỏi nhiều do thai chèn ép nên có thể tăng khoảng 4-5 kg. Giai đoạn này chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm như tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản... để phát triển chiều cao cho trẻ sau này.

là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, vì vậy chế độ dinh dưỡng cho thai phụ cần đảm bảo đầy đủ, đa dạng. Năng lượng khẩu phần tăng thêm 450 kcal một ngày (tương đương hai bát cơm và thức ăn hợp lý), cân nặng của mẹ tăng khoảng 5-6 kg trong ba tháng này.

Mẹ bầu nên duy trì một số thói quen lành mạnh trong thai kỳ để khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch phòng chống bệnh tật. Cụ thể, thường xuyên tắm nắng mỗi ngày nhằm tổng hợp vitamin D hỗ trợ sự phát triển hệ xương cho thai nhi. Vận động nhẹ nhàng như đi bộ mỗi ngày, tập thở đúng cách để khi sinh nở dễ dàng hơn. Không nên làm việc quá sức hoặc thức quá khuya cũng ảnh hưởng đến cân nặng và trí não của thai nhi. Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng, áp lực hay cáu gắt...

Tránh ăn thực phẩm không an toàn, nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc tiêu hóa như món tái sống, cá biển loại lớn, lươn...

Hạn chế thực phẩm đóng gói sẵn, có chất bảo quản hoặc tẩm ướp màu không đảm bảo; rượu, bia và các chất kích thích khác... Tránh thức ăn có quá nhiều đường và muối.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ba-bau-phong-ngua-covid-19-nhu-the-nao-4089610.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.