Quyết định lập bệnh viện dã chiến số 3 được lãnh đạo tỉnh quảng ninh đưa ra tối 30/1 trong bối cảnh số ca nhiễm tăng dần, đặc biệt là số diện truy vết tiếp xúc cách ly quá đông. đến chiều cùng ngày, số cách ly theo dõi các diện từ f1 đến f4 lên đến gần 24.000 người. công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly ngăn dịch vẫn đang được tiến hành khẩn trương, do đặc thù địa lý giáp ranh với cụm dịch khổng lồ là thành phố chí linh của tỉnh hải dương.
Đến tối 30/1, toàn tỉnh ghi nhận 22 ca Covid-19. Trong đó, "bệnh nhân 1553" đã chuyển sang Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Hà Nội. 14 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện số 2. 7 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí.
Trước đó, để chủ động trong công tác phòng, chống dịch covid-19, tỉnh quảng ninh đã thành lập hai bệnh viện dã chiến số 1, số 2 tại tp hạ long và tp móng cái.
Kể từ khi bùng phát covid-19 từ ngày 28/1, quảng ninh đã phong tỏa hai xã an sinh, bình dương ở thị xã đông triều và thị trấn cái rồng ở huyện vân đồn. hai đơn vị cấp huyện thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của thủ tướng là huyện vân đồn và thị xã đông triều.
Huyện đảo Vân Đồn tồn tại cụm dịch ở sân bay Vân Đồn; thị xã Đông Triều có cụm dịch ở xã Bình Dương, giáp với cụm dịch Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Quảng ninh là một trong hai địa phương, cùng hải dương, ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào sáng 28/1, khởi đầu đợt dịch lần này. ca nhiễm phát hiện đầu tiên ở quảng ninh là "bệnh nhân 1553", nhân viên sân bay vân đồn. từ đây, các lực lượng truy vết phát hiện hơn 10 ca nhiễm nữa cũng ở sân bay vân đồn. hiện chưa rõ nguồn lây nhiễm tại ổ dịch này. một số giải thiết cho rằng có thể từ nguồn người nhập cảnh qua sân bay vân đồn. cụm dịch khác, song song cụm sân bay vân đồn, là thị xã đông triều với đường dịch tễ liên quan đến cụm dịch hải dương.
Bệnh viện Đa khoa Hạ Long được trưng dụng làm Bệnh viện số 3. Ảnh: Bình Minh