Bố mẹ nào cũng muốn cho con yêu những món ăn ngon nhất, đồ bổ dưỡng nhất. ban đầu trẻ bú sữa mẹ sau đó từ từ bắt đầu bổ sung thức ăn, một số cha mẹ sẽ cho trẻ ăn thêm một số đồ bổ dưỡng mà người lớn thường dùng vào quá trình ăn bổ sung của con.
Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng, những thực phẩm lành mạnh trong mắt người lớn chúng ta có thể không thích hợp cho trẻ ăn mà còn dễ gây nguy hiểm cho trẻ.
Sữa chua là một sản phẩm từ sữa thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, so với sữa thì sữa chua có giá trị dinh dưỡng tương đương, hương vị độc đáo và được nhiều người ưa chuộng hơn cả.
Học viện nhi khoa mỹ và các nghiên cứu liên quan chỉ ra rằng bạn có thể thử các sản phẩm từ sữa khi bổ sung thức ăn bổ sung cho trẻ ngay từ đầu. sữa chua uống có thể giúp giảm khả năng bị viêm da dị ứng của trẻ, nhưng sai lầm của mẹ là cho con ăn sữa chua có vị trái cây.
Sữa chua trái cây có nhiều hương vị hấp dẫn hơn so với vị sữa chua thông thường, nhưng chính xác là vì nó có chứa thêm đường, hương vị, chất bổ sung dinh dưỡng, ngũ cốc và các thành phần khác. việc cho trẻ uống thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu, thậm chí gây béo phì cho trẻ, không có lợi cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Vì vậy, trẻ nhỏ nên ăn sữa chua thông thường, hạn chế ăn sữa chua thêm các hương vị khác. khi cho trẻ ăn sữa chua cũng phải chú ý xem trẻ có bị dị ứng hay không, nếu không có biểu hiện dị ứng như tiêu chảy, nôn trớ, đỏ da, quấy khóc, khó thở… thì bạn cứ yên tâm mua.
Mật ong là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Nhưng đối với một số người, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi việc dùng mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ, theo Healthline.
Nguyên nhân là việc dùng mật ong quá sớm có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ dưới sáu tháng tuổi. một em bé có thể bị ngộ độc bằng cách ăn bào tử clostridium botulinum có trong mật ong và các sản phẩm từ mật ong. những bào tử này biến thành vi khuẩn trong ruột và tạo ra độc tố thần kinh có hại cho cơ thể.
Các chất làm ngọt dạng lỏng như mật rỉ và sirô ngô, cũng có thể có nguy cơ gây ngộ độc. chính vì thế, khi cung cấp chất ngọt như một phần trong chế độ ăn uống của trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các triệu chứng phổ biến nhất của trẻ khi bị ngộ độc bao gồm: trẻ ăn kém đi, táo bón, khó thở,… một vài em bé cũng có thể bị co giật. các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 giờ. tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh bị ngộ độc có thể không có dấu hiệu cho đến 14 ngày sau khi tiếp xúc.
Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng ngộ độc khi tiêu thụ mật ong, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Nhiều cha mẹ có thói quen cho trẻ uống nước ép hoa quả thay nước lọc vì cho rằng nó bổ dưỡng và an toàn. Tuy nhiên điều này không tốt cho trẻ.
Bởi phần lớn nước hoa quả đều cung cấp một lượng đường nhất định cho cơ thể trẻ. do đó, nếu uống nước ép hoa quả thay nước lọc hàng ngày có thể khiến cho trẻ bị béo phì, thậm chí tiểu đường.
Ngoài ra, uống quá nhiều và thường xuyên nước ép hoa quả sẽ làm đầy dạ dày và làm giảm sự thèm ăn với các thực phẩm bổ dưỡng khác của trẻ. từ đó dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ dù nhận được nhiều calo nhưng chủ yếu từ đường hoặc carbohydrate và thiếu chất đạm, các chất béo…
Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước trái cây có thể góp phần gây ra tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi.
Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cũng khuyến cáo trẻ em dưới 1 tuổi không nên cho uống nước trái cây, mặc dù nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng một lượng nhỏ nước trái cây cho trẻ em bị táo bón. Ngoài ra, nếu bạn cho trẻ uống nước trái cây, thì đó phải là nước trái cây tiệt trùng 100% và không phải là thức uống trái cây đóng chai sẵn.
Lượng nước ép trái cây với trẻ từ 1 - 3 tuổi không được quá 120ml mỗi ngày; trẻ em từ 4 đến 6 tuổi khoảng 120-180ml/ ngày; trẻ em từ 7 đến 18 tuổi, không được quá 220ml mỗi ngày.
Thực tế, việc ăn hoa quả vẫn tốt hơn uống nước ép bởi một số hoa quả chứa nhiều cellulose không phải dễ hấp thụ được nhưng có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi. Hơn nữa trẻ vẫn cần tới các chất xơ trong hoa quả và việc nhai nghiền hoa quả để phát triển răng và cơ hàm, vì vậy nên khuyến khích trẻ ăn trái cây tươi là tốt nhất.
Chủ đề liên quan:
có thể mật ong người lớn nước ép trái cây sữa chua thực phẩm thực phẩm không tốt cho trẻ trẻ nhỏ