Tháng 5/2020, Sở VHTTDL đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực văn hóa và gia đình. Cụ thể, đơn vị sẽ tiếp tục chuẩn bị các điều kiện, nội dung tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh lần thứ VII năm 2020; Chỉ đạo công tác tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp; kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Sở VHTTDL chỉ đạo Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh tiếp tục khảo sát thiết chế nhà văn hóa cơ sở; tổ chức tập huấn truyền dạy Ca trù cho các hạt nhân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; mở các lớp năng khiếu múa, quan họ và thanh nhạc cho thanh thiếu nhi.
Ngoài ra, đơn vị sẽ triển khai các bước lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3, năm 2021; Tham gia góp ý Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) và nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên); Tiếp tục kiểm kê di tích trên địa bàn huyện Lục Nam. Chỉ đạo khảo sát bước đầu lựa chọn các di tích đề nghị xếp hạng quốc gia, quốc gia đặc biệt để đưa vào kế hoạch triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
Xây dựng kế hoạch, văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình; Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; Phối hợp kiểm tra tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các chỉ tiêu của ngành trong Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2020.
Cao Bằng: Chú trọng tuyên truyền về đường lối, cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt động VHTTDL
Để thực hiện hiệu quả việc đổi mới cơ chế, chính sách, xã hội hóa trong các hoạt động VHTTDL, nâng cao chất lượng dịch vụ VHTTDL giai đoạn 2021 – 2030, Sở VHTTDL đã đưa ra nhiều giải pháp.
Cụ thể, đơn vị sẽ chú trọng tuyên truyền về đường lối, cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt động VHTTDL; quá trình xã hội hóa cần hướng về cơ sở, về người dân để tổ chức, hướng dẫn và phát triển các nhu cầu về VHTTDL của nhân dân; tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi để nhân dân tự đáp ứng các nhu cầu về VHTTDL.
Xây dựng cơ chế hỗ trợ tư nhân tham gia xã hội hóa các hoạt động VHTTDL như: chính sách đào tạo; chính sách tài chính (ưu đãi về chính sách thuế); chính sách sử dụng đất đai, chính sách xã hội, chính sách đãi ngộ, công bằng trong hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị công lập.
Đổi mới phương pháp quản lý VHTTDL; tạo cơ chế linh hoạt, mở rộng khả năng tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, tạo nguồn thu; chuyển giao dần các hoạt động tác nghiệp cụ thể cho các đơn vị, tổ chức ngoài công lập thực hiện, trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành.
Chuẩn hóa cán bộ làm công tác VHTTDL, đề xuất tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn. Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động VHTTDL từ tỉnh đến các huyện, thành phố và cơ sở. Khuyến khích và cho phép cá nhân, tổ chức ngoài công lập được đầu tư, xây dựng điểm vui chơi giải trí, công trình thể thao, nhà văn hóa.
Cũng tại Cao Bằng: Sở VHTTDL đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.
Cụ thể, Sở VHTTDL sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác giáo dục, thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vê công tác gia đình tới toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí và vai trò của gia đình và xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đa dạng hóa các kênh truyền thông để phù hợp với từng loại hình gia đình, từng nhóm đối tượng, từng địa bàn và từng đối tượng tiếp thu.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong việc thực hiện công tác gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ưu tiên phát triển kinh tế gia đình, tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế. Lồng ghép thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế gia đình.
Tạo điều kiện cho mọi gia đình được tiếp cận kiến thức, pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội. Thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi đối với các gia đình có công với cách mạng; chính sách trợ giúp xã hội đối với các gia đình gặp rủi ro, thiên tai, gia đình neo đơn, gia đình có người tàn tật, gia đình nghèo.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp, đặc biệt chú trọng phát triển và phát huy đội ngũ cán bộ văn hóa tuyến xã, phường.
Chủ đề liên quan:
gia đình lĩnh vực lĩnh vực văn hóa nhiệm vụ trọng tâm văn hóa văn hóa phi vật thể xã hội hóa