Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bác sĩ bị lây chéo Covid-19: Không có thiết bị bảo hộ nào an toàn tuyệt đối

(MangYTe) - Một bác sĩ ở khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã dương tính với Covid-19 do lây nhiễm chéo từ người bệnh. Điều này theo các chuyên gia là khó tránh khỏi.

Tinh thần làm việc không nao núng

Ngày 23/3, Bộ Y tế xác nhận một bệnh nhân dương tính Sars-CoV- 2 là nam, 29 tuổi đang làm việc tại Khoa Cấp cứu của bệnh viện. Anh tham gia chống dịch từ ngày 31/1, nhiệm vụ chính là khám sàng lọc các bệnh nhân nghi nhiễm đến bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và cấp cứu một số bệnh nhân nặng.

Trong quá trình khám và điều trị, anh luôn tuân thủ quy trình và mặc đủ đồ bảo hộ. Tuy nhiên, tới 20/3, anh bị ho, sốt và tới 23/3 được xác nhận dương tính Covid-19, trở thành nhân viên y tế đầu tiên bị nhiễm chéo từ bệnh nhân.

Sức khỏe của các bệnh nhân dương tính và nhân viên y tế tại bệnh viện đang được kiểm soát. Bệnh viện tiếp tục tuân thủ theo quy trình của Bộ Y tế và không nâng mức cảnh báo đối với các nhân viên, vì mức cảnh báo hiện nay đã ở ngưỡng tối đa.

Nguy cơ bác sĩ lây chéo covid-19 hoàn toàn có thể xảy ra.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu của bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, dù 1 nhân viên y tế trong khoa đã bị lây chéo nhưng đến thời điểm hiện tại tinh thần làm việc của các bác sĩ, điều dưỡng trong khoa vẫn không có gì thay đổi. Họ vẫn làm việc bình thường.

Hiện Bệnh viện đang điều trị cho 46 ca dương tính với Covid -19, có bệnh nhân nặng phải thở máy nhưng tinh thần làm việc của anh em nhân viên y tế vẫn không bị xáo trộn. Họ đều làm việc ngày đêm, thậm chí ăn, ngủ ngay tại bệnh viện để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng.

Việc bác sĩ lây chéo từ người bệnh là khó tránh khỏi bởi hiện nay không có một loại thiết bị bảo hộ nào giúp bác sĩ, nhân viên y tế an toàn tuyệt đối trước bệnh tật.

Theo bác sĩ Cấp, hiện nay trên thế giới cũng chưa sản xuất được các bộ đồ bảo hộ nào đảm bảo giúp nhân viên y tế miễn nhiễm 100%. Ngay cả khẩu trang chuyên dụng N95 được xem là khẩu trang cho nhân viên y tế nhưng khả năng ngăn chặn giọt bắn cũng không tuyệt đối 100% được. Các bác sĩ đều đặt mức báo ở ngưỡng tối đa nhất để bảo vệ sức khoẻ cho chính mình.

Cẩn trọng khi tháo đồ bảo hộ

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM thì việc lây chéo từ bệnh nhân nặng tới y bác sĩ là điều không thể tránh khỏi. Nguy cơ lây nhiễm chéo có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ loại bệnh nào. Đó là sự lây truyền vi khuẩn hoặc virus giữa người với người, từ các dụng cụ, thiết bị y tế sang người hoặc có thể xảy ra bên trong cơ thể.

Bác sĩ đối diện với nhiều nguy cơ dù có bảo hộ cũng không đảm bảo an toàn tuyệt đối

Bác sĩ Khanh cho biết hiện nay ngoài việc đặt việc phòng chống dịch bằng bảo hộ thì nhân viên y tế phải đặc biệt tuân thủ khi tháo đồ bảo hộ vì có thể tháo sai cũng tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất nhiều.

Vì thế, bác sĩ Khanh cho rằng ngoài những biện pháp phòng chống đã áp dụng, trong đó có việc trang bị bảo hộ, chỉ những thầy Thu*c có kinh nghiệm nhất mới được chọn tham gia làm việc ở khu vực dễ lây nhiễm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết bác sĩ mắc covid-19 là bác sĩ trẻ rất năng động. Trong quá trình chăm sóc, điều trị các bệnh nhân nặng cấp cứu có thể lúc thao tác cấp cứu đã tiếp xúc gần với đường thở của người bệnh dẫn tới tình trạng mắc virus từ người bệnh.

Hiện nay, PGS Sơn cho biết 28 nhân viên y tế còn lại đã có kết quả test âm tính.

PGS Sơn cho rằng đây có thể coi là T*i n*n nghề nghiệp. Hiện nay có 105 bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế và có 3 bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng phải chạy ECMO. PGS Sơn đánh giá khi dịch bước sang giai đoạn hai với nhiều ca mắc hơn, có bệnh nhân cao tuổi, bệnh lý nền kèm theo thì công tác điều trị sẽ gặp khó khăn hơn.

5 thực phẩm giá rẻ rất tốt cho thận: Nuôi dưỡng, bảo vệ và tăng cường chức năng thận

Ngọc Anh - Trí thức trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/bac-si-bi-lay-cheo-covid-19-khong-co-thiet-bi-bao-ho-nao-an-toan-tuyet-doi-82020253151828130.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY