Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bác sĩ hai bệnh viện Từ Dũ và Nhi Đồng 1 phẫu thuật EXIT cứu bé sơ sinh nửa trong, nửa ngoài bụng mẹ

Ngày 24/9, êkip bác sĩ 2 BV đã phối hợp khá nhịp nhàng, giúp ca phẫu thuật EXIT diễn ra thuận lợi, khơi thông đường thở khi bé vẫn còn nằm nửa trong, nửa ngoài bụng mẹ.

Bác sĩ Trịnh Nhật Thư Hương, khoa Chăm sóc trước sinh, BV Tù Dũ cho biết đây là trường hợp thai phụ con so. Thai phát hiện bất thường từ lúc hơn 17 tuần tuổi.

Qua thời gian thăm khám, các bác sĩ phát hiện có một khối nang bạch huyết xâm lấn nhiều vào khí đạo của thai nhi.

Đặc tính của bướu bạch huyết là ăn lan. trường hợp này bướu nằm vùng cổ trước bên, lan ra trước, trung thất bên và trung thất sau, xung quanh khí đạo và các bó mạch, thậm chí lan đến tận vòm hoành.

Các bác sĩ đánh giá có nguy cơ chèn ép đường thở của trẻ sau sinh nên có chỉ định phẫu thuật exit. đây là phương pháp lợi dụng tuần hoàn nhau thai để giải phóng đường thở của bé, ngăn nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Với thủ thuật này đòi hỏi sự phối hợp đa chuyên khoa, từ chẩn đoán trước sinh, sản khoa, gây mê, hồi sức sơ sinh, tai mũi họng và thậm chí là các bác sĩ phẫu nhi.

Ca phẫu thuật được tiến hành khi thai được 39 tuần tuổi.

Ekip bác sĩ hai bv đã phối hợp khá nhịp nhàng, theo quy trình chuẩn đã thực hiện nhiều lần trước đây giúp ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, khơi thông đường thở khi bé vẫn còn nằm nửa trong, nửa ngoài bụng mẹ.

Sau khi ra ngoài và đặt nội khí quản, bé được bv nhi đồng 1 đón về để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật tiếp theo nhằm xử lý khối u.

EXIT là viết tắt của thuật ngữ "Ex utero intrapartum treatment". Đây là một thủ thuật đặc biệt được sử dụng trong quá trình sinh mổ cho những thai nhi bị chèn ép đường thở do các khối u bẩm sinh.

Phẫu thuật exit giúp bác sĩ có thời gian để thông đường thở cho bé, bảo vệ đường thở và cung cấp thông khí đầy đủ trước khi bé được tách ra khỏi mẹ.

Khi em bé đủ ổn định để sinh nở, dây rốn bị cắt và trẻ sơ sinh được chuyển đến chăm sóc đặc biệt do bác sĩ chuyên khoa sơ sinh và và chuyên khoa phẫu thuật nhi đảm trách.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bac-si-hai-benh-vien-tu-du-va-nhi-dong-1-phau-thuat-exit-cuu-be-so-sinh-nua-trong-nua-ngoai-bung-me-20200924151516079.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY