Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bài Thuốc trị chứng bàng quang hư lạnh Y học cổ truyền

Chứng bàng quang hư hàn là do thận dương hư suy, mất chức năng sưởi ấm. Làm cho bàng quang hư lạnh không có khả năng chế ước được thủy dịch.
Chứng bàng quang">bàng quang hư hàn là do thận dương hư suy, mất chức năng sưởi ấm. Làm cho bàng quang hư lạnh không có khả năng chế ước được thủy dịch. Bệnh phần nhiều do thận suy yếu hoặc do tiên thiên bất túc, mệt nhọc quá độ, ốm đau lâu ngày làm thận dương suy yếu mà sinh bệnh.

Biểu hiện: tiểu tiện nhiều lần trong ngày, nước tiểu trong hoặc đi nhỏ giọt không đầy bãi hoặc di niệu (đái dầm) hoặc tiểu tiện không tự chủ, tinh thần mệt mỏi, sắc mặt trắng nhợt, lưng gối đau mỏi, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhược.

Phương pháp điều trị: lấy bổ hạ nguyên làm chủ yếu. Tuy nhiên tùy cơ địa và bệnh chứng mà dùng bài Thuốc thích hợp với từng thể.

Thể di niệu (đái dầm)

Biểu hiện: di tinh, tiểu tiện vặt, mê ngủ tâm thần hoảng loạn. Ngủ say khi tỉnh dậy thấy ướt quần mới biết.

Bài Thuốc: Tang phiêu tiêu tán: tang phiêu tiêu 12g, qui bản 12g, long cốt 16g, nhân sâm 8g, phục thần 12g, thạch xương bồ 8g, viễn chí 8g, đương qui 8g.

Cách dùng: ngày một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn.

Thể tiểu tiện bất cấm (không cầm được)

Biểu hiện: tiểu tiện không kiềm chế được ngày đi nhiều lần, thậm chí khi đang làm việc hoặc đi bộ nước tiểu cũng tự són ra. Choáng váng ù tai, lưng gối mềm yếu, tay chân lạnh.

Bài Thuốc: Thỏ ty tử hoàn: thỏ ty tử 40g, lộc nhung 1g, phụ tử chế 8g, kê nội kim 12g, mẫu lệ 16g, nhục thung dung 8g, ngũ vị tử 6g, tang phiêu tiêu 12g.

Cách dùng: ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.

Thể long bế

Biểu hiện: tiểu tiện nhỏ giọt khó đi, sắc mặt trắng nhợt, thần khí mệt mỏi, lạnh từ eo lưng trở xuống, hai đầu gối yếu đi lại khó khăn.

Bài Thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm: đan bì 12g, ngưu tất 10g, nhục quế 4g, phụ tử chế 6g, hoài sơn 1g, sơn thù 6g, thục địa 12g, trạch tả 12g, bạch linh 12g, xa tiền tử 12g.

Cách dùng: ngày một thang, sắc uống 3 lần trong ngày uống trước khi ăn.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-tri-chung-bang-quang-hu-lanh-y-hoc-co-truyen-15088.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY