Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bạn đã biết ăn dứa đúng cách chưa?

Dứa đang là loại quả được rất nhiều người ưa chuộng nhưng nếu bạn ăn không đúng cách sẽ dễ khiến bạn ngộ độc.

Nguyên nhân gây ngộ độc, dị ứng với dứa


Ảnh minh họa.

Bác sĩ huy anh chia sẻ trên tờ sức khỏe và đời sống, biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. thậm chí, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.

Bác sĩ cũng cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Những biểu hiện cho thấy người bị ngộ độc dứa chủ yếu là: Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, ngứa ngáy toàn thân, miệng lưỡi tê dại, khó thở, nổi mề đay, gây sốc...

Những điều bạn cần thận trọng khi ăn dứa

Không ăn dứa vào lúc đói

Ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột gây nôn nao, khó chịu. Khi say dứa hay ngộ độc dứa, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa khắp người sau đó nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở.

Không nên ăn quá nhiều

Bên cạnh đó, nếu ăn dứa quá nhiều trong vòng một ngày các axit hữu cơ và một số enzym có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người dau dạ dày, gây viêm loét niêm mạc dạ dày. ăn nhiều dứa gây rát lưỡi do trái cây này giàu acid oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Tránh ăn dứa chưa chín

Ăn dứa chưa chín có thể dẫn đến tiêu chảy nặng và nôn mửa. ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruộ

- sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối. ngâm như vậy cũng sẽ không bị rát lưỡi khi ăn dứa mà còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời sẽ thấy dứa thơm, ngọt hơn.

- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

- đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/ban-da-biet-an-dua-dung-cach-chua-33192.html?fbclid=IwAR165DzMr1T5vpG7MVkN5SfquAJjGLJSuvCmfDLv5gU8_qdYsbJdjy2qX8o

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ban-da-biet-an-dua-dung-cach-chua/20210608090905314)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY