Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bản tin dịch COVID-19 trong 24h qua: Nhiều nước đặt mua sinh phẩm xét nghiệm của Việt Nam

Mặc dù Việt Nam bước sang ngày thứ 12 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu các bộ, ngành căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế tiếp tục rà soát các hướng dẫn cụ thể bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch theo lĩnh vực quản lý. Các địa phương đưa ra các bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn, phòng, chống dịch phù hợp với các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… trên địa bàn.

Thêm một tin vui trong công tác phòng chống dịch hiện nay là Việt Nam đã phát triển được loại sinh phẩm xét nghiệm PCR rất tốt thay thế nguồn nước ngoài. Sinh phẩm này đã và đang được sử dụng chủ đạo tại Việt Nam để xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2. Bộ sinh phẩm xét nghiệm bằng phương pháp PCR của Việt Nam đã được WHO, Vương quốc Anh công nhận chất lượng và có thể được sử dụng trên phạm vi toàn cầu.

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.

Tính đến 9h ngày 28/4/2020:

*Thế giới: 3.060.412 người mắc; 211.244 người Tu vong

- 212 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 02 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.

Tại Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 40.742 số ca Tu vong là 1.447.

- Việt Nam đứng thứ 125/212 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á.

*Việt Nam: 270 ca mắc COVID-19, không có ca Tu vong.

Trong đó:

- Số ca bình phục: 222

- 48 ca bệnh đang được điều trị.

Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay

Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng

Số TH đang được cách ly tập trung

Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế

130

140

11.634

40.794

1. Tổng số ca mắc mới/tổng số ca mắc tích lũy từ 9h ngày 27/4 – 9h ngày 28/4: 0/270.

Từ ngày 16/4 đến nay chưa ghi nhận trường hợp mắc mới tại cộng đồng.

2. Số ca bình phục trong ngày: 0

3. Số ca Tu vong: 0

4. Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất được cách ly/điều trị

- Hà Nội: 112

- TP Hồ Chí Minh: 55

- Vĩnh Phúc: 19

- Ninh Bình: 13

- Bình Thuận: 9

5. Số ca tiến triển tốt:

16 trường hợp âm tính lần 1, trong đó 03 trường hợp âm tính từ 2 lần trở lên

6. Số ca nặng: 03

7. Số người cách ly:

- Tại cơ sở y tế: 323

- Tại khu cách ly tập trung: 11.311

- Tại nhà: 40.794

8. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 130

9. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140, trong đó:

- 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng

- 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng

- 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng

Danh sách các trường hợp bệnh theo tỉnh, thành phố:

Thông tin cập nhật một số ổ dịch hiện nay:

*Nguồn: Cục Y tế dự phòng, đang được tiếp tục cập nhật...

10. Nhận xét

- Việt Nam bước sang ngày thứ 12 không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến 9h ngày 28/4, Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu các bộ, ngành căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế tiếp tục rà soát các hướng dẫn cụ thể bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch theo lĩnh vực quản lý. Các địa phương tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh, thành như TP.HCM để đưa ra các bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn, phòng, chống dịch phù hợp với các hoạt động trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… trên địa bàn.

- Việt Nam sản xuất thành công sinh phẩm mới, làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm COVID-19. Tới nay, chúng ta đã xét nghiệm được khoảng 212.000 mẫu bệnh phẩm, phát hiện 270 trường hợp mắc COVID-19, tỷ lệ phát hiện dương tính khoảng 0,13%, là một trong những quốc gia có tỷ lệ phát hiện dương tính trên tổng số mẫu xét nghiệm cao nhất thế giới.

- Là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể, Bộ Y tế đánh giá sinh phẩm xét nghiệm nhanh “made in Vietnam” có nhiều ưu điểm: Dễ sử dụng cho tất cả các tuyến, các cơ sở y tế tuyến huyện có thể xét nghiệm được do sử dụng hệ thống máy xét nghiệm sẵn có; độ an toàn cao (xét nghiệm qua mẫu máu); đặc biệt độ nhạy, độ đặc hiệu của sinh phẩm Việt Nam đạt khoảng 95%, trong khi sản phẩm của nước ngoài chỉ đạt khoảng 70-75%. Bên cạnh đó, qua đánh giá ban đầu giá thành của sinh phẩm này rẻ hơn nhiều so với sinh phẩm nhập ngoại (chỉ khoảng 5 USD/kit xét nghiệm). Hiện Bộ Y tế đang làm thủ tục công nhận sinh phẩm này để đưa vào sản xuất hàng loạt.

- Hiện nay, chúng ta đã bảo đảm được các loại Thu*c có thể dùng cho những phác đồ điều trị COVID-19; chủ động sản xuất được khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ, máy thở...; tự sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm và làm chủ các phương pháp xét nghiệm, sàng lọc và phát hiện người nhiễm COVID-19.

- Liên quan đến tình hình vi phạm trong việc sử dụng kinh phí chống dịch COVID-19 tại một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, Thu*c chữa bệnh… phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là các gói thầu mua sắm hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Về vấn đề công tác tuyển sinh ĐH-CĐ được dư luận rất quan tâm, Bộ GDĐT khẳng định, dù có ảnh hưởng của dịch bệnh thì kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn được tổ chức nghiêm túc, trung thực, bảo đảm kết quả thi chính xác, khách quan, tin cậy. Bộ sẽ thiết kế đề thi phù hợp; tổ chức giám sát chặt chẽ toàn bộ quy trình thi; công khai, minh bạch phổ điểm thi và phổ điểm học bạ để dư luận giám sát… Các trường ĐH-CĐ có thể sử dụng kết quả kỳ thi làm căn cứ để xét tuyển đầu vào. Đối những người đã tốt nghiệp THPT từ những năm trước có thể tham dự kỳ thi năm nay (thí sinh tự do) để lấy kết quả xét tuyển đầu vào ĐH-CĐ.

Khuyến cáo:

Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện nghiêm Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Khuyến cáo người dân ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ:

- Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp:

- Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

Đối với các trường học:

Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm sau để phòng chống COVID-19:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Cập nhật số liệu dịch bệnh COVID-19 tại các nước thành viên ASEAN đến 9h ngày 28/4/2020:

STT

Quốc gia

Số ca mắc

Số ca Tu vong

1

Singapore

14.423

14

2

Indonesia

9.096

765

3

Philippines

7.777

511

4

Malaysia

5.820

99

5

Thái Lan

2.931

52

6

Việt Nam

270

0

7

Myanmar

146

5

8

Brunei

138

1

9

Campuchia

122

0

10

Lào

19

0

Tổng

40.742

1.447

Dương Hải

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5ea78f5af8ec6e7d15483272)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY