Đã có 8 người lớn được phát hiện mắc tay chân miệng. Điều nguy hiểm là cả 8 người này đều không có triệu chứng bệnh.
Bệnh
tay chân miệng (TCM) đã làm 114 trẻ thiệt mạng và đang lây lan ra tại 61/64 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nguy hiểm hơn, bệnh không chỉ có ở trẻ em mà đã bắt đầu lây sang người lớn. Theo báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang (Khánh Hòa), 8 người lớn mang virus bệnh
tay chân miệng gồm bốn người ở Ninh Thuận, hai ở Quảng Ngãi và hai ở Bình Thuận. Dù mang virus nhưng cả 8 người này đều không có triệu chứng bệnh.
Đáng lo ngại
Việc phát hiện 8 người lớn mắc bệnh được nhiều chuyên gia y tế nhận định là không gây “sốc”.
Bởi lẽ, theo các tài liệu y khoa trên thế giới, từ trước đến nay bệnh TCM thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, nhưng điều này không có nghĩa là bé lớn hơn hoặc người lớn không bị virus tấn công.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, BV Nhi Đồng 1, TPHCM, cũng khẳng định TCM là bệnh do virus gây nên và có thể lây lan qua tiếp xúc.
Do vậy, khi người lớn tiếp xúc với virus gây bệnh thì bản thân cũng đã mang mầm bệnh. Trước đó, tại BV Nhi Đồng 2, cũng đã có hai trường hợp trẻ 11 tuổi và 13 tuổi nhập viện vì TCM trong tình trạng nặng và em 13 tuổi đã Tu vong.
Tuy nhiên, việc phát hiện người lớn mắc TCM được coi là một điều đáng lo ngại. Điều đó cho thấy bệnh TCM vẫn diễn biến hết sức phức tạp và gây quan ngại trong việc phòng chống dịch bệnh.
Bởi lẽ, theo ghi nhận bệnh sử của hai ca dưới 13 tuổi cho thấy, những trẻ lớn nhập viện đều không có triệu chứng thần kinh như giật mình mà chỉ có những triệu chứng về hô hấp và tim mạch.
Còn 8 trường hợp người lớn vừa phát hiện có mầm bệnh TCM lại không có biểu hiện gì bên ngoài. Đây là điều mà nhiều bác sĩ tỏ ra quan ngại, bởi người lớn mắc bệnh mà không có dấu hiệu, khó phát hiện và như vậy sẽ dễ phát tán, lây lan ra cộng đồng.
Chưa có Thu*c điều trị
Theo Viện Pasteur TP HCM, hiện trên thế giới cũng như tại Việt Nam chưa có vaccine và Thu*c điều trị đặc hiệu đối với TCM.
Bệnh chủ yếu lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt bỏng, phân nhiễm virus nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất vẫn là vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho cả trẻ em và người chăm sóc trẻ, nhất là khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh TCM, ngày 20/8 vừa qua, Bộ Y Tế họp với các tỉnh để xem có nên công bố có dịch TCM hay không; song cuối cùng vẫn đưa ra quyết định không công bố dịch vì bệnh vẫn trong tầm kiểm soát và đang có chiều hướng giảm!
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế cho thấy, riêng ở TPHCM, mỗi ngày các bệnh viện Nhi Ðồng vẫn tiếp nhận 160 - 200 bệnh nhân mắc TCM. Nhiều trường mẫu giáo, mầm non tại TPHCM và một số tỉnh phía Nam như Bạc Liêu, Hậu Giang phải tạm đóng cửa để tránh lây lan.
Đáng nói hơn, với “cớ” TCM là bệnh truyền nhiễm nhóm B, thẩm quyền công bố trước hết thuộc về các địa phương nên Bộ Y tế vẫn chần chừ không công bố dịch. Không những thế, Bộ này hiện cũng chưa đưa ra nhận định gì mang tính cảnh báo trước việc người lớn mắc TCM và nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Một trẻ Tu vong nghi do TCM
Tin từ BV Nhi Đồng Cần Thơ, bé Nguyễn T.T.L., 3 tuổi, ngụ phường An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã Tu vong sáng 3/10.
Bé L. nhập viện hôm 1/10 trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều và ở tay chân nổi nhiều nốt hồng ban đỏ (dấu hiệu mắc bệnh TCM). Lãnh đạo bệnh viện cho hay đang xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để đưa ra kết luận.
L. Bình
|
Theo Ngô Đồng - Báo Đất Việt