Ngôn ngữ trị liệu hôm nay

Là chuyên khoa tập hợp các chuyên gia trị liệu có trình độ và kỹ năng cao trong việc hỗ trợ những bệnh nhân gặp khó khăn về ngôn ngữ, chủ yếu là trẻ tự kỷ. Chức năng của khoa là chẩn định và can thiệp sớm từ tuổi thơ, chữa trị và cải thiện kỹ năng dựa trên thực thế cuộc sống của người bệnh. Hoạt động của khoa bao gồm các phương pháp: trị liệu với ngôn ngữ không lời (cử chỉ, tư thế thân thể, biểu cảm), kỹ năng trò chuyện, khả năng giao tiếp ( khó khăn ở kỹ năng trao đổi qua lại của một cuộc trò chuyện ngoài thực tế) và trị liệu ý niệm (ngôn ngữ trừu tượng phức tạp)

Bạo hành ngôn ngữ sẽ khiến con tổn thương, ốm đau

Lời mắng chửi và nguyền rủa liên tiếp của bố mẹ không chỉ tạo cho trẻ một cảm xúc căng thẳng mà còn khiến trẻ bị chồng chất những cảm xúc lẫn lộn của sợ hãi.

Theo các nhà khoa học, trẻ được sinh ra với bộ não chưa hoàn chỉnh và não tiếp tục phát triển liên tục qua tương tác với môi trường cho đến 25 tuổi. Trẻ được lớn lên trong môi trường an toàn, được quan tâm não bộ sẽ có điều kiện phát triển tốt và ngược lại sẽ phát triển lệch lạc và trẻ sẽ lớn lên trong môi trường thù nghịch.

Về mặt tâm lý, trẻ em cũng học cách nhận diện và điều tiết cảm xúc để tự trấn an, xoa dịu những cảm xúc dau đớn của chính mình khi được cha mẹ yêu thương, đáp ứng cảm xúc. Khi được nuôi dạy bởi những người cha, người mẹ thiếu hiểu biết về tâm lý và thiếu kiểm soát cảm xúc của cá nhân mình, sẽ khiến trẻ lớn lên thiếu thông minh và thiếu khả năng nhận biết, điều chỉnh cảm xúc của mình.

Những lời mắng chửi và nguyền rủa liên tiếp không chỉ tạo cho trẻ một cảm xúc căng thẳng cao độ mà còn khiến trẻ bị chồng chất những cam xúc lẫn lộn của sợ hãi nhục nhã, tổn thương, đau đớn, tức giận.

Bởi vậy, cha mẹ cần biết, biên giới của sự phê phán, miệt thị trở nên mỏng manh và nguy hiểm đối với trẻ. Những chuyện xảy ra trong cuộc sống dù nặng hay nhẹ cũng khiến trẻ bi quan, tiêu cực.

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi tâm lý, hậu quả của việc bạo hành bằng ngôn ngữ còn khiến trẻ mắc một số chứng bệnh như nhức đầu, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, kích động, giận dữ, lo âu, hốt hoảng, trầm cảm... từ đó dẫn đến kích động, hiếu chiến, Tu tu....

Những bậc cha mẹ bạo hành ngôn ngữ với con cái thường xuất phát từ nhiều thế hệ. Ví dụ như ông bà, cha mẹ của họ thường làm như thế với họ và họ áp dụng cho con cái. Hoặc họ sống trong môi trường thiếu lành mạnh về ngôn ngữ hoặc từng bị bạo hành trong quá khứ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp do ức chế, áp lực trong cuộc sống mà ra. Họ chửi mắng con cái bởi điều đó giải tỏa tâm lý cho họ, nhưng hậu quả lại khôn lường.

Bởi vậy, hãy dạy con bằng cách yêu thương. Trên thực tế, các phương pháp nuôi dạy trẻ đều xuất phát từ tình yêu thương. Nhưng tình thương ấy không hề dễ dãi hay có chỗ cho sự thiếu tôn trọng. Tình thương ấy phải đủ lớn chấp nhận việc trẻ sẽ mắc sai lầm và đủ mạnh để có thể cho con đối diện với hậu quả tự nhiên từ những sai lầm đó.

Sự kết hợp giữa tình thương và lý trí không chỉ giúp phụ huynh tìm được đường đi đúng trong sự nghiệp làm cha mẹ của mình mà còn tạo ra được triết lý win - win dành cho cả cha mẹ và con cái. Cha mẹ thắng vì yêu con một cách sáng suốt, trẻ thắng vì có thể sống tự lập, có trách nhiệm.

Theo Lê Tuấn/ Gia đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/bao-hanh-ngon-ngu-se-khien-con-ton-thuong-om-dau-d140815.html

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/bao-hanh-ngon-ngu-se-khien-con-ton-thuong-om-dau-d140815.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/bai-hoc-lam-me-109/bao-hanh-ngon-ngu-se-khien-con-ton-thuong-om-dau-354760)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY