Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng cách sẽ dễ làm phát triển vi khuẩn listeria, một loại vi khuẩn gây bệnh listeriosis, đặc biệt nếu nhiệt độ tủ lạnh trên 4°c. bệnh listeriosis gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với những người có sức đề kháng yếu như: sảy thai, sinh non, viêm màng não, nhiễm khuẩn máu...
Nên nhớ rằng, thực phẩm tươi sống, đồ ăn thừa sẽ sinh ra chất độc nguy hại, vấn đề chỉ là sớm hay muộn dù bạn có dùng tủ lạnh đắt tiền thế nào đi chăng nữa. đây là nguyên tắc cần phải luôn tự nhắc nhở mình. và thường chúng ta chỉ chú ý đến thực phẩm bị hư hỏng do những vi khuẩn, nấm mốc ít có hại mà không biết rằng, những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm sinh ra do quá trình bảo quản sai cách thường lại không gây ra mùi vị hư hỏng, hoặc thay đổi mầu sắc.
Những vi khuẩn gây bệnh thường có trong thịt, gia cầm, hải sản, sữa và trứng sống hoặc chưa nấu chín, trên trái cây và rau quả. bảo quản đúng cách những thực phẩm này sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, cần tuân thủ theo các khuyến cáo sau đây:
Thực phẩm cần bảo quản lạnh nên được cho vào tủ lạnh ngay khi bạn mang về nhà. hãy tuân thủ "quy tắc hai giờ" khi để đồ cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ phòng. không bao giờ để thịt, gia cầm, hải sản, trứng, sản phẩm hoặc các loại thực phẩm khác cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ phòng quá hai giờ. và nên giảm xuống một giờ nếu nhiệt độ không khí trên 32°c.
Nên giữ nhiệt độ tủ lạnh ngăn mát dưới 4°c và nhiệt độ ngăn đá là -18°c. ngoài ra, khi bảo quản thực phẩm, đừng để tủ lạnh hoặc tủ đông quá chặt khiến không khí không thể lưu thông. tốt nhất chỉ nên bảo quản với ít hơn 50% không gian.
Bất cứ thứ gì có vẻ hoặc có mùi đáng ngờ nên được vứt đi. đừng tiếc vì đó là thực phẩm đắt tiền. hãy nghĩ rằng mình vừa thành công trong việc loại bỏ mầm bệnh đe dọa gia đình. kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn.
Nhiều sản phẩm ngoài thịt, rau và các sản phẩm từ sữa cũng cần được bảo quản lạnh. nếu bạn đã sơ ý bảo quản một thứ gì đó không đúng cách, tốt nhất là bạn nên vứt nó đi. ngoài ra, không bao giờ sử dụng lại chất lỏng ướp làm nước sốt trừ khi bạn đun sôi nhanh trước.
Không khí lạnh chìm xuống đáy tủ lạnh, vì vậy hãy để đồ đã nấu chín trên giá cao hơn so với đồ sống. những món dễ hỏng nhất - chẳng hạn như thịt sống, thịt gia cầm và cá nên đặt ở ngăn dưới nếu tủ lạnh không có ngăn riêng để thực phẩm sống.
Điều quan trọng nhất, phải bảo quản thịt và cá trong hộp có nắp đậy hoặc túi bảo quản kín để ngăn nước bị rò rỉ cũng như vi khuẩn phát tán theo dòng không khí dù là để trong ngăn bảo quản riêng. thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn thừa phải được giữ trong hộp kín và đặt càng xa càng tốt thực phẩm sống để tránh nhiễm khuẩn chéo.
Trái cây và rau quả không cần rửa khi bảo quản bằng tủ lạnh. nếu bạn muốn rửa trái cây và rau quả trước khi cho vào tủ lạnh, hãy lau khô chúng bằng khăn giấy trước.
Bảo quản sữa, trứng và các sản phẩm từ sữa trong ngăn tủ lạnh. Đừng giữ chúng trong khay ở cửa vì nhiệt độ ở đây có thể dao động rất lớn khi cửa đóng mở.
Mặc dù ngày hết hạn không phải là ngày an toàn thực phẩm mà có nghĩa là ngày để có chất lượng tốt nhất nhưng sữa và các loại thực phẩm cho trẻ em bắt buộc phải sử dụng trước ngày hết hạn.
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên và lau ngay các vết tràn. điều này giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn listeria và ngăn chặn sự nhỏ giọt khi rã đông thịt có thể khiến vi khuẩn từ thực phẩm này lây lan sang thực phẩm khác.
Hãy lau dọn tủ lạnh nhà bạn hàng ngày và làm vệ sinh tổng thể bằng nước, vải mềm, baking soda và nước rửa kính sau mỗi 3 tháng để đảm bảo chúng ta có môi trường bảo quản sạch sẽ và an toàn.
Chủ đề liên quan:
an toàn thực phẩm bảo quản bảo quản thực phẩm chất bổ chất độc Lưu trữ đồ ăn sai cách thực phẩm tủ lạnh