Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bất chấp sự ngăn cản của bác sĩ, sản phụ béo phì nặng 150kg vẫn quyết định sinh con, khi đứa bé chào đời cả gia đình hối hận

Em bé của sản phụ này vừa chào đời đã ngay lập tức phải đưa sang khu vực chăm sóc đặc biệt.

Béo phì là một một chứng bệnh gây ra rất nhiều những hệ lụy sức khỏe đối với con người. nếu một người phụ nữ bị béo phì mang thai và sinh con thì điều đó còn gây nguy hiểm lớn cho cả em bé trong bụng.

Mới đây một người phụ nữ trung quốc tên đình đình (tên nhân vật đã được thay đổi) dù mắc chứng béo phì nhưng cô vẫn quyết định mang thai và sinh con. trước khi mang thai đình đình đến bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ đưa ra lời khuyên rằng cô không nên mang thai lúc này. vì căn bệnh béo phì có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của chính cô và thai nhi. cô nên kiểm soát tốt chứng bệnh của mình trước khi quyết định làm mẹ.

Thế nhưng đình đình rất hào hứng muốn có con nên cô không nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn. sau đó cô cũng mang thai như ý nguyện nhưng trong giai đoạn có bầu cô vẫn ăn uống không kiểm soát khiến cân nặng tăng vọt lên mức 150kg ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Bất chấp sự ngăn cản của bác sĩ, sản phụ béo phì nặng 150kg vẫn quyết định sinh con, khi đứa bé chào đời cả gia đình hối hận - Ảnh 1.

Sản phụ nặng tới 150kg khi ở giai đoạn cuối thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Do ảnh hưởng của căn bệnh béo phì nên đình đình đã sinh non ở tuần thai thứ 35. tuy vậy em bé sinh ra vẫn nặng đến gần 6kg. đình đình không thể sinh thường, cô phải sinh mổ. đối với thai phụ thừa cân có lớp mỡ quá dày trên cơ thể thì việc sinh mổ cũng không phải là điều dễ dàng.

Ngoài ra em bé sơ sinh của đình đình cũng bị thừa cân, phải đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết ngay khi chào đời và có thể gặp phải một loạt những vấn đề về sức khỏe khác. em bé ngay lập tức phải đưa sang khu vực chăm sóc đặc biệt. chính vì điều đó mà gia đình cô rất hối hận vì khi trước đã không kiên quyết ngăn cản đình đình sinh con.

Béo phì khi mang thai và những ảnh hưởng

Béo phì gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. béo phì khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Đến sản phụ

- tiểu đường thai kỳ: là bệnh tiểu đường bắt đầu xảy ra trong thời kỳ mang thai. tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ sinh mổ. phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn trong tương lai và tình trạng này có thể di truyền sang em bé. phụ nữ béo phì khi mang bầu phải được sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ từ giai đoạn sớm.

- Tiền sản giật: Là một rối loạn liên quan đến cao huyết áp, xảy ra trong hoặc sau khi mang thai. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người phụ nữ. Tiền sản giật gây suy thận, suy gan và có thể dẫn đến co giật (một tình trạng gọi là sản giật). Một số trường hợp dẫn đến đột quỵ. Trường hợp nặng cần điều trị khẩn cấp để tránh các biến chứng này. Em bé nhiều khả năng phải sinh sớm.

- Ngưng thở khi ngủ: Là tình trạng ngưng thở xảy ra trong thời gian ngắn trong lúc ngủ. Hiện tượng này có liên quan đến béo phì. Khi mang thai, ngưng thở khi ngủ không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật và các bệnh lý ở tim và phổi.

Bất chấp sự ngăn cản của bác sĩ, sản phụ béo phì nặng 150kg vẫn quyết định sinh con, khi đứa bé chào đời cả gia đình hối hận - Ảnh 2.

Đến thai nhi

- sảy thai: phụ nữ béo phì có tỷ lệ bị sảy thai tăng cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.

- dị tật bẩm sinh: em bé sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh.

- khó thực hiện xét nghiệm chẩn đoán: quá nhiều mỡ trong cơ thể có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán phát hiện một số vấn đề sức khỏe của bé trong khi siêu âm. kiểm tra nhịp tim của bé khi chuyển dạ cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi sản phụ bị béo phì.

- hiện tượng thai nhi quá lớn (macrosomia): trong tình trạng này, cơ thể em bé lớn hơn bình thường. hậu quả làm tăng nguy cơ em bé bị tổn thương trong quá trình lâm bồn. ví dụ, vai bé có thể bị kẹt trong khi sinh. macrosomia cũng có thể dẫn đến khả năng sản phụ phải sinh mổ. trẻ sơ sinh quá lớn có nhiều nguy cơ bị béo phì trong cuộc sống sau này.

- sinh non: các vấn đề liên quan đến béo phì khi mang thai, chẳng hạn như tiền sản giật, có thể dẫn đến sinh non. trẻ sinh non thường không phát triển đầy đủ như các trẻ sinh sau 39 tuần mang thai.

- Thai ch*t lưu: Mẹ bầu có chỉ số BMI càng cao thì nguy cơ thai ch*t lưu càng cao.

Giảm cân trước khi mang thai là cách tốt nhất để tránh nguy cơ mắc các vấn đề do béo phì gây ra. ngay cả khi chỉ giảm một lượng nhỏ cân nặng (5 - 7% trọng lượng hiện tại) cũng sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể của bạn và chuẩn bị tốt hơn cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bat-chap-su-ngan-can-cua-bac-si-san-phu-beo-phi-nang-150kg-van-quyet-dinh-sinh-con-khi-dua-be-chao-doi-ca-gia-dinh-hoi-han-20210105094408004.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY