Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bật mí 6 loại thảo dược trị thoái hóa cột sống có ở quanh nhà

Một số thảo dược thường sử dụng để điều trị các bệnh thoái hóa cột sống như lá lốt, cỏ xước, mễ nhân, xương rồng, ngải cứu, rau dền mang lại hiệu quả cao.

từ xa xưa, các loại cây cỏ đã được ông bà ta áp dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau và mang lại hiệu quả cao. có thể hiện nay nhiều phương pháp y khoa hiện đại và tiên tiến hơn, tuy nhiên những loại thảo dược này nếu biết cách kết hợp điều trị sẽ mang lại kết quả bất ngờ. với những người mắc bệnh thoái hóa cột sống, lựa chọn các loại thảo dược để điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí hơn. dưới đây là một số thảo dược có thể điều trị thoái hóa cột sống.

Vì sao thảo dược có thể dùng để điều trị thoái hóa cột sống?

Thảo dược thường là sống xung quanh nhà ở, đặc biệt là ở những vùng quê vì vậy dân gian thường sử dụng để điều trị các bệnh thoái hóa cột sống. bên cạnh đó, với những ưu điểm vượt trội mà các phương pháp khác không thể thay thế được sẽ giúp người bệnh lựa chọn thảo dược để điều trị:

    Thảo dược thường dễ kiếm ở gần nơi sinh sống vì vậy sẽ giúp người bệnh tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kể.

Các loại thảo dược có thể trị thoái hóa cột sống

1/ Lá lốt

Lá lốt là một loại cây thân thảo có tên khoa học là Piper sarmentosum hay mọc ở những nơi ẩm ướt hoặc gần nơi có nước. Thông thường mỗi cây lá lốt sẽ cao khoảng 20 -30 cm khi còn non và vương dài trên mặt đất khi chúng phát triển.

Lá lốt có vị hơi cay, nồng, có tính ấm, chống hàn, giảm đau, nhiều người còn sử dụng lá lốt để nấu nước ngâm tay, chân cho người bị tê thấp.

Cách sử dụng lá lốt để điều trị thoái hóa cột sống:

Bước 1: Cắt lấy lá lốt (cả lá và thân) sau đó rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn và phơi khô.

Bước 2: Lấy khoảng 100 – 200 gram lá lốt đã phơi khô cho vào ấm sắc với 500 ml nước lọc.

Bước 3: Chắc lượng nước vừa sắc ra bát và sử dụng.

Mỗi ngày nên uống một lần và duy trì liên tục từ 1 – 2 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh giảm đáng kể.

2/ Cây cỏ xước

Cây cỏ xước có tên khoa học là Achyranthes aspera là loại cây thân thảo cao khoảng 20 – 120 cm, trên thân cây có lông tơ. Cây cỏ xước thường phân bố ở những vùng phía đông và phía nam Châu Á trong đó có Việt Nam.

Ở việt nam cây cỏ xước thường được tìm thấy ở những vung nông thôn hoặc khu vực bỏ hoang. nó thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị những tình trạng tê chân tay, đau nhức xương khớp và rất hiệu quả trong điều trị thoái hóa cột sống.

Cách điều trị thoái hóa cột sống bằng cây cỏ xước:

Bước 1: Lấy toàn bộ các bộ phận của cây cỏ xước đem rửa sạch và phơi khô.

Bước 2: Dùng khoảng 300 gram cây cỏ xước đã phơi khô sắc với 500 ml nước lọc.

Bước 3: Khi thấy lượng nước còn khoảng 300ml nước thì chắc ra bát và uống. Mỗi ngày nên uống từ 2 -3 bát, duy trì đều đặn trong vòng 10 – 15 ngày sẽ có kết quả.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cỏ xước tươi kết hợp với một số thảo dược như lá lốt, ngải cứu giã nhuyễn, sau đó dùng nước để thoa lên vị trí đau và dùng bã để đắp.

3/ Rau dền gai

Rau dền gai có tên khoa học là amaranthus spinosus là một loài cây thân thảo được mọc khắp các vùng ở nước ta. bên cạnh được sử dụng như một thực phẩm hằng ngày, dền gai còn có công dụng hữu hiệu trong chữa trị bệnh thoái hóa cột sống.

Cách sử dụng rau dền gai chữa trị thoái hóa cột sống:

Cách 1: Sử dụng rau dền gai để chế biến các món ăn hằng ngày như luộc, xào, nấu canh,…

cách 2: đem cây dền gai đi rửa thật sạch và phơi khô sau đó dùng để sắc nước uống hằng ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống được cải thiện.

4/ Cây xương rồng

Cây xương rồng có tên khoa học là Cactaceae có nguồn gốc từ Châu Mỹ và thường sống ở những nơi khô cằn, nắng nóng. Xương rồng là một loại cây mọng nước và có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.

Cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng:

Bước 1: Loại bỏ hết toàn bộ lượng gai trên thân cây xương rồng sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất.

Bước 2: Vớt xương rồng ra khỏi nước muối và để cho thật ráo nước.

Bước 3: Chuẩn bị 1 bếp lửa than, sau khi xương rồng đã ráo nước bạn hãy bỏ lên bếp và nướng đều 2 mặt.

bước 4: cho xương rồng vừa nướng nóng vào một chiếc răng mỏng và đắp lên vùng cột sống bị thoái hóa cho đến khi nguội.

Công dụng: Các hoạt chất có trong cây xương rồng cùng với sức nóng sẽ làm lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu giúp giảm các triệu chứng đau nhứt.

5/ Cây mễ nhân

Cây mễ nhân hay còn gọi là cây ý nhĩ có tên khoa học là coix lacryma-jobi. cây thuộc loài thực vật nhiệt đới thân cao được trồng để lấy hạt. hạt mễ nhân có hình ovan và rất cứng thường được dùng để điều trị nhiều bệnh như đau răng, tiêu hóa, tê thấp, đau lưng và thoái hóa cột sống.

Cách dùng hạt mễ nhân để điều trị thoái hóa cột sống:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 30 gram đu đủ và 30 gram hạt mễ nhân rửa sạch.

Bước 2: Cho tất cả vào nồi và đổ thêm 1 chén nước, sau đó đun sôi với lửa nhỏ.

Bước 3: Đến khi thấy mễ nhân mềm hãy cho thêm 1 ít đường trắng vào. Nhắc xuống bếp và ăn như một món ăn bình thường.

Để đạt hiệu quả đòi hỏi người bệnh phải sử dụng trong một thời gian dài mới có tác dụng.

6 / Ngải cứu

Cây ngải cứu có tên tiếng anh là Artemisia vulgaris thường cao khoảng 0,4 -1m, có màu xanh thẫm, lá mọc so le và những cành non có lông.

Ngải cứu thường được sử dụng trong y học cổ truyền vì chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu có tác dụng giảm đau hiệu quả. Nó được dùng để chữa trị một số bệnh như: giảm đau, sát trùng, cầm máu, lợi tiểu,…

Cách sử dụng ngải cứu để chữa trị thoái hóa cột sống:

Bước 1: Rửa thật sạch ngải cứu sau đó để cho thật ráo nước.

Bước 2: Cho ngải cứu cùng với một ít muối trắng vào chảo và đun nóng.

bước 3: để hỗn hợp trên nguội đi một tí, sau đó cho vào một chiếc khăn mỏng và đắp vào vùng bị đau do thoái hóa cột sống.

Để đạt hiệu quả tốt nhất nên kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 2 -3 lần.

Trên đây là một số cách chữa trị thoái hóa cột sống bằng những thảo dược có xung quanh nhà bạn có thể tham khảo. tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng xem có phù hợp với tình trạng bệnh của mình hay không. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bat-mi-6-loai-thao-duoc-tri-thoai-hoa-cot-song-co-o-quanh-nha)

Tin cùng nội dung

  • Thoái hóa khớp cổ chân thường xảy ra ở các bệnh nhân tuổi ngoài 40. Bệnh tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày.
  • Ama Kông là bài Thu*c bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực nổi tiếng có thành phần là các thảo dược quý hiếm của núi rừng Tây Nguyên hoang dại.
  • Khi đi đường, chúng ta chứng kiến các trường hợp T*i n*n và trong khi chờ nhân viên y tế đến, kiến thức sơ cứu tại hiện trường giúp ích rất nhiều cho nạn nhân.
  • “Hành nghề y cốt là cái tâm, giúp người ta thì cứ giúp chứ tính toán làm gì. Vài chục ngàn sao có thể đem đi so sánh với sức khỏe con người”, ông Trúc tâm niệm.
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết (ngoại nhân) thừa khi cơ thể suy yếu thì tà khí: phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp.
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Viêm xương khớp thường được gọi là Thoái hóa khớp hay Viêm khớp thoái hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn, là một bệnh lý tiến triển theo thời gian của các khớp.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY