Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì và nên ăn gì, là câu hỏi khiến bạn lo lắng cho sức khỏe thai nhi, hãy tìm hiểu ngay những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu sau đây để bảo vệ sức khỏe bản thân và mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con mình nhé!

1. Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Đây là giai đoạn thai nhi đang trong quá trình hình thành nên mẹ cần lựa các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho thai nhi như:

    Thực phẩm giàu chất đạm: Chất đạm cực kỳ quan trọng với sự phát triển của mô bào thai và não, giúp gia tăng lượng máu, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ nên lựa chọn thực phẩm giàu protein như: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá hồi, phô mai, đậu phộng…
  • Thực phẩm giàu Vitamin A: Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần bổ sung đủ 600mcg vitamin A/ngày với các thực phẩm như: Trứng, sữa (sữa tiệt trùng), cá, thịt, rau củ quả…
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C là loại dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu. Mẹ bầu ăn nhiều rau củ quả có chứa vitamin C như: Cam, bơ, ổi, xoài, thanh long, vú sữa… Ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu thì bà bầu nên tránh, vì dứa gây ra tình trạng co thắt tử cung, gây đau bụng và sảy thai. Vì vậy trong 3 tháng đầu mẹ nên tránh ăn dứa.
  • Thực phẩm giàu Canxi: Thai nhi trong bụng mẹ rất cần canxi để xương chắc, khỏe, phát triển hệ tim mạch, hệ thần kinh của bé. Mẹ bầu thiếu canxi sẽ làm thai nhi kém phát triển, bé khi sinh ra dễ mắc bệnh tim mạch, huyết áp. Hàm lượng canxi cần thiết khi mang thai 3 tháng đầu mẹ cần bổ sung là 1200mg/ngày. Mẹ có thể ăn các thực phẩm nhiều canxi như: Sữa chua, phô mai, trứng, sữa tiệt trùng…
  • I ốt: I ốt rất cần thiết cho bà bầu và phải bổ sung 180 - 200mcg i ốt/ngày. Các mẹ có thể ăn các thực phẩm chế biến cùng muối hoặc i ốt để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
  • Kẽm: Khi mang thai 3 tháng đầu mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa kẽm như các loại hạt và đậu khô như: Hạt óc chó, hạt nhân, macca, hạt điều…
  • Vitamin D: Tắm nắng là việc bổ sung, cung cấp lượng vitamin D cần thiết cho bà bầu và thai nhi. Bạn nên tắm nắng vào lúc 7 - 8h sáng và từ  4 - 5h chiều. Không nên tắm nắng quá lâu và nắng gắt.
  • Sữa bầu: Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì? Mẹ nên tìm mua các loại sữa bầu khi bầu được 3 tháng. Để an toàn hơn, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn loại sữa thích hợp với bà bầu và mua sữa chính hãng, uy tín không mua online, sữa không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng.

2. Bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì?

Kiêng khi mang thai rất cần thiết và đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, tránh trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, động thai, sảy thai do mẹ không kiêng cữ các thực phẩm, hoạt động có hại cho bà bầu.

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì, đặc biệt là những loại thực phẩm dưới đây:  

    Gan động vật: Gan động vật là thực phẩm chứa nhiều độc tố, nó chứa retinol và gây ra tình trạng sảy thai ở mẹ bầu. Trong gan chứa nhiều sắt, nhưng mẹ nên ăn các thực phẩm chứa sắt khác để an toàn cho thai nhi.
    Thực phẩm gây co thắt tử cung: Dứa, đu đủ xanh, rau ngót, ngải cứu, cam thảo, rau chùm ngây, rau răm, cua… là các loại rau củ quả khiến cổ tử cung của bạn co thắt mạnh hơn, đau bụng dữ dội và gây động thai, sảy thai.
  • Hải sản: Bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì thì hải sản là loại thực phẩm bạn phải tuyệt đối tránh xa. Trong hải sản có chứa thủy ngân - chất gây tổn hại đến sự phát triển của não bộ thai nhi. Vì vậy hãy kiêng các loại cá biển, tôm, mực, cua, ghẹ…
  • Sữa chưa tiệt trùng: Mang thai 3 tháng đầu uống sữa gì? Uống sữa tươi được không? Sữa tươi chưa tiệt trùng không tốt cho mẹ bầu vì nó vẫn còn chữa vi khuẩn, vi sinh có hại cho cơ thể. Vì thể bà bầu chỉ nên uống sữa đã tiệt trùng để đảm bảo sức khỏe, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và thai nhi.
  • Đồ uống có cồn, ga, chứa cafein: Nước ngọt có ga, rượu bia là thực phẩm bà bầu nên kiêng tuyệt đối khi mang thai 3 tháng đầu. Các sản phẩm này sẽ khiến thai nhi bị dị tật.
  • Trứng sống: Trứng sống và trứng lòng đào mẹ bầu phải kiêng, không ăn. Vì các thực phẩm này sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, đau bụng dễ gây sảy thai.
  • Đồ ăn chế biến sẵn: Những thực phẩm như mì tôm, thịt hộp, nem chua… có sử dụng nhiều chất phụ gia, Thu*c bảo quản thực phẩm vì vậy nó sẽ gây hại, không tốt cho thai nhi khi thức ăn đi vào cơ thể.

Những loại rau bà bầu không nên ăn

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bà bầu.thế nhưng mỗi loại rau đều có mặt lợi và mặt hại riêng của chúng. có những loại rau tuyệt đối không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. đó là

3 tháng đầu không nên ăn quả gì?

Có một số loại trái cây và thực phẩm trong suốt quá trình mang thai mẹ không nên chạm tới để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh:

3. Bầu 3 tháng đầu kiêng gì?

Thai mới được 12 tuần, vẫn chưa ổn định và đang phát triển vì vậy mẹ cần tránh các hoạt động sau đây để tránh sảy thai, có nguy cơ sinh non:

- Tránh vận động nặng như: Tập gym, chạy bộ, bê vác đồ nặng…

- Kiêng quan hệ. Khi có bầu, vợ chồng nên kiêng quan hệ hoặc quan hệ nhẹ nhàng, ít tránh động thai.

- Không làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khiến mẹ bị lao lực, suy nhược cơ thể.

- Kiêng ngồi xổm. 3 tháng đầu mẹ không nên ngồi xổm sẽ gây ảnh hưởng, tác động vào thai nhi.

- Kiêng đứng, ngồi xuống đột ngột.

- Không chơi trò chơi cảm giác mạnh.

- Kiêng tắm nước lạnh, quá nóng.

- Không đi giày cao gót, đi giày cao gót mẹ sẽ dễ ngã, sảy thai.

- không tiếp xúc, sử dụng hóa chất. hóa chất cực kỳ có hại với thai nhi, gây dị tật thai nhi vì thế khi mang thai 3 tháng đầu nên kiêng nhuộm tóc, sơn móng tay móng chân, dùng phấn son…

- Kiêng sử dụng Thu*c khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Mang thai 3 tháng đầu làm gì để dưỡng thai tốt nhất?

- Mang thai 3 tháng đầu mẹ nên làm những việc sau để cả mẹ và thai nhi đều có sức khỏe tốt, an toàn.

- Mẹ bầu luôn có tâm lý vui vẻ, lạc quan, thoải mái

- Đi dạo mỗi buổi tối, tập yoga cho bà bầu

- Thường xuyên tâm sự với người thân, tránh hiện tượng trầm cảm

- Xem những chương trình giải trí, hài hước

- Massage, thư giãn thường xuyên

- Thường xuyên đi khám thai định kỳ

- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Nên mặc váy bầu, không mặc đồ ôm sát, ép bụng lại.

- Đi giày bệt, dép lê để an toàn

mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên biết về các dấu hiệu mang thai, nên ăn gì kiêng gì tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, dưỡng thai tốt nhất. đặc biệt bà bầu phải nhớ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì để không gây sảy thai, sinh non và dị tật thai nhi từ trong bụng mẹ.

Hồng Anh | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/bau-3-thang-dau-kieng-an-gi-va-nen-an-gi-346121)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ nhưng sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Em hỏi BS điều trị có kiêng ăn mặn không thì BS nói không cần, bảo bệnh của em không sao, nhưng em vẫn thấy lo.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY