Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé 10 tuổi bị kẹt nhẫn trong họng vào đúng ngày Valentine

MangYTe - Trưa nay (mùng 3 Tết), bé N. đã nuốt chiếc nhẫn của em được tặng và ngậm chơi trong miệng. Sau nuốt, N. cố ói nhưng không được, bé trở nên hốt hoảng do nuốt nghẹn và khóc nấc liên tục.

Ngày 14/2, ê-kíp bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đã xử lý thành công ca mắc dị vật là chiếc nhẫn kim loại có mặt hoa góc cạnh trong họng bé gái 10 tuổi.

Bé 10 tuổi bị kẹt nhẫn trong họng vào đúng ngày Valentine - Ảnh 1.

Phim chụp chiếc nhẫn kẹt trong họng bệnh nhi và hình ảnh nội soi cho thấy chiếc nhẫn kẹt lại trong thực quản. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


Theo người nhà kể lại, trưa nay (mùng 3 Tết), V.Y.N., 10 tuổi, ngụ quận Bình Tân đã nuốt chiếc nhẫn của em được tặng và ngậm chơi trong miệng. Sau nuốt, N. cố ói nhưng không được, bé hốt hoảng nuốt nghẹn và khóc nấc liên tục. Ngay lập tức, N. được cha mẹ đưa thẳng đến cấp cứu tại Bệnh Viện Nhi đồng Thành phố. 

Tại đây, chuyên gia nội soi, BSCK1 Lê Đức Lộc, khoa Tiêu Hoá cùng ê-kip gây mê trực Tết đã tiến hành nội soi. Sau khi kềm nội soi đến đầu thực quản bệnh nhi, kíp mổ bất ngờ phát hiện ra chiếc nhẫn mắc kẹt ghim chặt niêm mạc, chắn ngay 1/3 thực quản.

Bé 10 tuổi bị kẹt nhẫn trong họng vào đúng ngày Valentine - Ảnh 2.

Chiếc nhẫn sau khi được bác sĩ gắp ra. Ảnh: Bệnh viện cung cấp


Bác sĩ Lộc đã thận trọng rút nhẹ nhàng dị vật này đồng thời cẩn thận kiểm tra các mô niêm mạc xung quanh, giúp bệnh nhi khỏi nguy cơ nhẫn xuyên vào ruột, gây thủng và tắc ruột nếu tiếp tục đi sâu vào ổ bụng.

Các bác sĩ khuyến cáo, thời điểm Tết hay xảy ra T*i n*n hóc, sặc với trẻ như: tiền xu lì xì, trang sức, hạt dưa, hạt bí.. vướng trong đường ăn, đường thở, gây thủng, nghẹn, dẫn đến nguy kịch. Do vậy, các bậc phụ huynh phải hết sức cẩn thận lưu ý và để mắt đến trẻ bởi một lần vô tình nuốt phải có thể dẫn đến biến chứng suốt đời.

Kim Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/be-10-tuoi-bi-ket-nhan-trong-hong-vao-dung-ngay-valentine-20210214174407508.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong dịp Tết cổ truyền có nhiều đồ ăn vặt mà trẻ nhỏ rất ưa thích như các loại hạt, thạch, kẹo…. nguy cơ trẻ bị hóc các dị vật rất cao, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách hỗ trợ con đúng, thậm chí có nhiều việc làm sai lầm của người lớn khi trẻ bị hóc dị vật làm tình trạng của bé càng nặng thêm.
  • Nghỉ hè là thời điểm gia tăng các T*i n*n thương tích, trong đó có T*i n*n thương tích từ vật nhọn. Theo các bác sĩ, nếu không được xử lý đúng cách khi bị vật nhọn đâm dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm.
  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Dị vật trong da! Hãy làm sạch khu vực, dùng nhíp để loại bỏ dị vật...tìm kiếm trợ giúp y tế nếu dị vật không ra ngoài một cách dễ dàng...
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY