Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bé 7 tháng tuổi bỏng nước sôi nặng do mẹ sơ cứu sai cách

(MangYTe)- Dùng kem đánh răng, lòng trắng trứng bôi cho con sau khi bị bỏng là những cách làm sai lầm cần phải loại bỏ ngay lập tức.

Ngày 27-10, bv xanh pôn cho biết, khoa bỏng của bv vừa tiếp nhận và điều trị cho bé lục nguyễn thành khôi (7 tháng tuổi, ở hà nội) bị bỏng nước sôi.

Bé nhập viện trong tình trạng bỏng 2 chân và tay trái, quấy khóc liên tục.

Theo lời kể từ bác sĩ, mẹ bé Khôi cho biết sau khi pha sữa, do đang vội nên đặt bình ủ sữa dưới sàn, rồi quay xuống bếp.

Do không để ý đến con nên con bò đến bình ủ sữa và bị bỏng. ngay lập tức mẹ bé khôi đã bôi kem đánh răng vào vết bỏng rồi đưa con đi bệnh viện.


Bé Khôi đang được điều trị tại BV Xanh pôn

Tại khoa bỏng của bv xanh pôn, bé khôi được chẩn đoán bỏng 5% độ ii, iii. các bác sĩ đã dùng Thu*c xịt bỏng, dùng gạc vô khuẩn băng vị trí bỏng, Thu*c giảm đau, truyền dịch và kháng sinh thay băng tại chỗ hàng ngày. dự kiến, phải mất 4 tuần điều trị cháu mới có thể ra viện.

Các bác sĩ bv xanh pôn cho biết, đây chỉ là một trong nhiều tình huống T*i n*n sinh hoạt rất đáng tiếc thường gặp ở trẻ em do bỏng gây ra.

Theo các bác sĩ, có nhiều tác nhân gây bỏng, thường gặp ở trẻ em là bỏng do nước sôi, ngoài ra có thể là dầu mỡ sôi, lửa hoặc điện, hóa chất. tổn thương bỏng rất đa dạng. bỏng ở vị trí cánh cẳng tay, đặc biệt là bàn tay ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động.

Các bác sĩ lưu ý, khi trẻ bị bỏng cha mẹ nên đưa con đến vòi nước mát hạ nhiệt độ bỏng, giảm đau, phù nề, viêm nhiễm cũng như độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.

Đặc biệt, phụ huynh tuyệt đối không dùng kem đánh răng, lòng đỏ trứng bôi lên vết bỏng hay ngâm vùng bỏng trong nước đá lạnh để làm mát. việc này có thể gây tổn thương da nghiêm trọng hơn. nếu có Thu*c xịt bỏng, gia đình nên nhanh chóng xịt cho trẻ và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí và đánh giá mức độ tổn thương.

BÁCH AN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/be-7-thang-tuoi-bong-nuoc-soi-nang-do-me-so-cuu-sai-cach-946502.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị Cách sơ cứu bỏng hoá chất.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY