Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé gái 8 tuổi chảy máu mũi, xuất hiện ban đỏ và vết bầm tím, bác sĩ cảnh báo trường hợp nghiêm trọng có thể Tu vong

(Tổ Quốc) - Cô bé bị chảy máu mũi trong nhiều ngày liên tiếp, chân tay xuất hiện ban đỏ và vết bầm tím kì lạ khiến bố mẹ lo lắng vội đưa đến bệnh viện khám.

Bác sĩ tô mân dục, khoa nhi huyết học, bệnh viện cmu children's hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi (8 tuổi) sống tại đài loan. cô bé bị chảy máu mũi trong nhiều ngày liên tiếp, chân tay xuất hiện ban đỏ và vết bầm tím kì lạ khiến bố mẹ lo lắng vội đưa đến bệnh viện khám.

Bé gái 8 tuổi chảy máu mũi, xuất hiện ban đỏ và vết bầm tím, bác sĩ cảnh báo nghiêm trọng có thể Tu vong - Ảnh 1.

Cô bé bị chảy máu mũi trong nhiều ngày liên tiếp, chân tay xuất hiện ban đỏ và vết bầm tím.

Kết quả khám cho thấy cô bé mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. Sau đó, cô bé đã nhập viện điều trị và theo dõi, các triệu chứng đã biến mất sau khi sử dụng Thu*c, số lượng tiểu cầu hồi phục về mức bình thường, cô bé hiện đã được xuất viện và chỉ cần tái khám định kỳ.

Bác sĩ Tô Mân Dục giải thích, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP) là do một rối loạn trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể nhầm lẫn phá hủy các tế bào tiểu cầu, khiến số lượng tiểu cầu giảm, mất khả năng đông máu và rò rỉ ra các mao mạch gây nên tình trạng xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.

Thông thường, bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát xảy ra ở trẻ em từ 2 - 6 tuổi, nhiều trường hợp có thể gây ra ban xuất huyết. khoảng 80% không tìm được nguyên nhân thuộc nhóm tự phát, còn 20% là thứ phát do người bệnh mắc một số bệnh khác, chẳng hạn bệnh lupus ban đỏ, hội chứng evans, nhiễm vi khuẩn hp, thành mạch máu yếu (ban xuất huyết do tuổi tác, ban xuất huyết do Thu*c), nhiễm trùng và dị ứng cũng có thể gây ra ban xuất huyết, trong số đó, giảm số lượng tiểu cầu là phổ biến nhất.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là thời gian khởi phát bệnh dưới 3 tháng; giai đoạn 2 là trạng thái tiểu cầu giảm được duy trì từ 3 tháng đến 1 năm; giai đoạn 3 là giảm tiểu cầu trong hơn 1 năm và được xem là mãn tính. hầu hết các trường hợp trẻ em được chẩn đoán mới khởi phát cấp tính, và khoảng 25% trẻ em bị bệnh sẽ phát triển thành mãn tính.

Bác sĩ khuyến cáo, tiểu cầu được xem là tiên phong tham gia vào quá trình đông máu trong cơ thể. khi số lượng tiểu cầu giảm sẽ xảy ra tình trạng khó cầm máu, các triệu chứng là vết bầm tím, chảy máu lợi, chảy máu cam, tắc kinh… nghiêm trọng hơn thậm chí có thể gây xuất huyết dạ dày, xuất huyết phổi, tiểu máu và xuất huyết não tự phát nguy hiểm đến tính mạng.

Bé gái 8 tuổi chảy máu mũi, xuất hiện ban đỏ và vết bầm tím, bác sĩ cảnh báo nghiêm trọng có thể Tu vong - Ảnh 2.

Bác sĩ Tô Mân Dục, khoa nhi huyết học, bệnh viện CMU Children's Hospital

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là căn bệnh thể hiện sự rối loạn đông cầm máu có thể khiến cơ thể người bệnh bầm tím hoặc chảy máu.

Sự xuất huyết xảy ra khi số lượng tiểu cầu (thành phần giúp đông máu và cầm máu) thấp một cách bất thường.

Khi bệnh xảy ra với trẻ em thì có thể là do một đợt nhiễm bệnh virus hay quai bị, cảm cúm hoặc có thể là do quá trình nhiễm trùng đã làm cho hệ miễn dịch bị rối loạn và gây ra tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. bệnh lý này rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trong giai đoạn từ 2 - 9 tuổi, nguyên nhân là do:

Do giảm tiểu cầu do kháng thể đồng chủng.

Do Thu*c và hóa chất và có loại chưa rõ căn nguyên.

Do bị các bệnh nhiễm trùng nặng, nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi), nhiễm ký sinh trùng (sốt rét).

Ngoài ra, bệnh giảm tiểu cầu tự phát còn có thể do độc chất và tác dụng của một số loại Thu*c gây ra, các loại Thu*c có thể là Thu*c hạ nhiệt, Thu*c an thần, Thu*c cảm cúm, kháng sinh...

Theo Ettoday

TÚ UYÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/be-gai-8-tuoi-chay-mau-mui-xuat-hien-ban-do-va-vet-bam-tim-bac-si-canh-bao-truong-hop-nghiem-trong-co-the-tu-vong-2220203110131434648.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Vết bầm hình thành khi có sự tác động gây vỡ những mạch máu gần bề mặt da, một lượng máu nhỏ sẽ rỉ vào bên trong lớp mô dưới da. Cách sơ cứu khi bị bầm tím.
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY