Quản lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh là một trong những thách thức trong chăm sóc trẻ sơ sinh. các bố mẹ thường lo lắng về bé sơ sinh ngủ nhiều hoặc quá ít. trước tiên, bố mẹ cần biết về nhu cầu giấc ngủ của trẻ sơ sinh, từ đó mới xác định được con ngủ ít hay ngủ nhiều?
Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ sơ sinh có nhu cầu ngủ từ 14 – 17 giờ mỗi ngày. tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng khác nhau ở mỗi đứa trẻ. có một số trẻ chỉ có thể ngủ 11 giờ trong khi những đứa trẻ khác có thể ngủ tối đa lên tới 19 giờ một ngày. thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bình thường như sau:
Hầu hết mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 30 - 45 phút tới 3 - 4 giờ. trong vài tuần đầu trẻ thường dậy để bú, sau đó lại chìm vào giấc ngủ.
Khi trẻ lớn hơn chúng sẽ dần hình thành nhịp sinh hoạt ngày đêm và lịch ngủ của trẻ bắt đầu hình thành. thông thường trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sẽ chưa có lịch ngủ đều đặn và thường không thức lâu hơn 3 giờ mỗi lần.
Bé sơ sinh ngủ nhiều, bé ngủ không chịu bú là nỗi lo chung của nhiều bà mẹ. giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển thể chất, trí tuệ và nhân cách sau này. do đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn sẽ là tốt nhất đối với trẻ.
Theo các chuyên gia, não trẻ sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng trong lúc ngủ, nhờ vậy giúp bé cưng phát triển chiều cao tối ưu. Giấc ngủ cũng có tác dụng tích cực đối với sự phát triển não bộ, so với bé ngủ ít, ngủ không sâu thì khi bé ngủ đủ giấc não bộ phát triển nhanh và khoẻ hơn.
Với các bé ngủ nhiều, tinh thần sẽ được thư giãn nhiều hơn. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bé cưng vui vẻ và ít khóc lóc hơn. Ngoài ra, giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, giúp ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn ở trẻ.
Để xác định liệu trẻ có ngủ đủ hay không, quan trọng là phải dựa vào sự phát triển của trẻ; Việc theo dõi giấc ngủ và cân nặng của trẻ lúc này là hết sức cần thiết.
Như vậy, trừ khi có những triệu chứng bất thường, thi thoảng trẻ ngủ li bì nhiều hơn bình thường không có lý do gì đáng lo ngại. một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khoẻ mạnh ngủ nhiều như:
Trẻ bị bệnh vàng da. vàng da có 2 loại là vàng da S*nh l* và vàng da bệnh lý. vàng da S*nh l* không đáng lo ngại và sẽ tự hết sau vài ngày. trong khi đó, một số dấu hiệu của vàng da bệnh lý bố mẹ cần quan tâm đó là: trẻ bị lờ đờ; gặp khó khăn khi bú hoặc trẻ khó chịu và quấy khóc.
Trẻ không được ăn đủ no. Việc bé bú no hay chưa được bố mẹ quan tâm đặc biệt đối với những trẻ bú mẹ. Căn cứ vào các dấu hiệu trẻ lờ đờ, ngủ lịm đi, không nhiệt tình hưởng ứng lại; Trẻ tè ướt ít hơn 4 cái bỉm/ngày; Trẻ ngoài 6 tháng tuổi mà tăng ít hơn 170g một tuần để biết được trẻ có được bú no hay không?
Nguyên nhân bệnh lý: Các chứng rối loạn hô hấp và tim mạch có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé. Trẻ sinh non cũng thời có thời gian ngủ khác với trẻ sinh đủ tháng.
Như vậy, đa số các trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít khóc luôn là hiện tượng S*nh l* bình thường. nếu bé ngủ nhiều mà vẫn tăng cân đều đặn, thì mẹ không cần quá lo lắng, mẹ có thể làm theo những cách dưới đây để giúp bé có một chế độ ngủ và bú hợp lý hơn.
Vào ban ngày, mẹ có thể cho bé đi dạo công viên hoặc trong sân nhà để bé được phơi nắng cũng như làm quen với ánh sáng tự nhiên. Điều này sẽ giúp bé thức lâu hơn một chút sau khi ngủ dậy để bú sữa, đồng thời bé cũng sẽ dần được hình thành thói quen thức ngày ngủ đêm.
Mẹ cũng hãy thực hiện một vài hoạt động để giúp con ngủ ngon hơn vào ban đêm như cho bé tắm nước ấm, massage cơ thể của trẻ, vỗ về bé và ru bé ngủ… trẻ sơ sinh có thể thức ngày và ngủ ngon vào ban đêm cũng sẽ giúp mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Nhiều mẹ thắc mắc không biết có nên đánh thức bé dậy để cho bé bú không? nếu mẹ không muốn bé ngủ quá nhiều để có thể cho con bú đủ số cữ cần thiết, mẹ nên đánh thức con dậy cách 2 – 3 giờ một lần (8-12 lần một ngày) để cho trẻ bú. trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi không nên để trẻ nhịn lâu hơn 4-5 giờ mà không cho ăn. điều này có thể giúp trẻ hình thành chế độ dinh dưỡng điều độ và hợp lý.
Khi đánh thức trẻ dậy, có thể thử vuốt ve má trẻ vì điều này có thể kích thích bản năng của trẻ. Nếu việc vuốt ve không thành công có thể nhẹ nhàng lắc ngón chân trẻ và nhẹ nhàng vuốt từ dưới bàn chân trẻ.
Bất cứ khi nào bố mẹ cảm thấy những bất thường trong giấc ngủ của trẻ thì có thể đưa trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa để có được những chẩn đoán cần thiết. nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều ăn ít hoặc ngủ li bì kèm theo những dấu hiệu sau đây thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:
Bé sơ sinh ngủ nhiều là hiện tượng không có gì bất ổn, mẹ không cần phải quá lo lắng. tuy nhiên, mẹ vẫn nên cân bằng giữa việc ngủ và việc bú sữa của bé để đảm bảo con luôn được phát triển tốt nhất. trong những tháng đầu đời của con, mẹ cũng cần quan sát lưu tâm, để phát hiện kịp thời tình trạng bất thường của trẻ và có hướng xử lý nhanh chóng.
Chủ đề liên quan:
bé sơ sinh có phải đáng lo giấc ngủ trẻ sơ sinh ngủ nhiều số giờ ngủ của trẻ sơ sinh sơ sinh trẻ sơ sinh ngủ