Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Bé trai 7 tháng tuổi bị rối loạn nhịp tim có nguy cơ Tu vong

- Bé trai 7 tháng tuổi mắc hội chứng hiếm gặp về tim, có nguy cơ Tu vong cao. Bác sĩ thực hiện đốt ổ rối loạn nhịp để cứu bé, phương pháp này lần đầu áp dụng ở khu vực phía Nam.
Ngày 4/12, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhi L.M.K ( 7 tháng tuổi, quê Bình Dương) cân nặng 7 kg, nhập viện trong tình trạng nhịp tim rất nhanh và thường xuyên mệt trong ngày. 


Chưa hết bé còn mắc thêm tật Ebstein, một loại tim bẩm sinh gây tím nặng. Sau khi đo điện tim, các bác sĩ khoa tim mạch chẩn đoán trẻ mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White (một dạng loạn nhịp có thể dẫn đến đột tử nếu không điều trị kịp thời).


Trẻ được nhanh chóng chỉ định điều trị hai Thu*c chống loạn nhịp, song không thể khống chế cơn nhịp nhanh. Tình trạng bé trở nên không ổn định, bú kém và tím nhiều hơn trong thời gian nằm viện. Chính loạn nhịp làm cho các bác sĩ không thể chỉ định phẫu thuật cho trẻ vì lo ngại trẻ sẽ nặng trong giai đoạn hậu phẫu.



Bé trai được cứu sống nhờ áp dụng phương pháp mới.


Trước ca khó và hiếm gặp này, bé được hội chẩn khoa và bệnh viện để có hướng điều trị thích hợp. Ê-kíp quyết định thực hiện chỉ định thăm dò điện S*nh l* tim và can thiệp đốt ổ loạn nhịp bằng sóng cao tần. Song, theo y văn, các trường hợp can thiệp đều thực hiện trên trẻ lớn > 5 tuổi và cân nặng >15 kg. Các bé nhỏ ký, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi là cả một thách thức khó cho nhóm tim mạch.


Trước thách thức bác sĩ phải chuẩn bị dụng cụ nhỏ dành riêng cho ca này và dùng kỹ thuật đốt với đường vào tối thiểu nhằm tránh tổn thương mạch máu. Khi thực hiện, các bác sĩ phải đối diện với rất nhiều khó khăn: trẻ lên cơn nhịp nhanh liên tục, tím tái nặng và nguy cơ thủng tim do thành tim quá mỏng.


Sau 2 giờ cân não, các bác sĩ đã kiểm soát được cơn nhịp nhanh và trẻ hồi phục an toàn. Thời gian hậu phẫu trẻ được theo dõi sát và đo điện tim trong 24 giờ nhằm kiểm tra xem trẻ có tái phát hay không. Hiện, sức khỏe bé K. cơ bản ổn định.



Em bé 7 tháng tuổi nặng 7 kg là bệnh nhi nhỏ nhất được thực hiện phương pháp đốt điện S*nh l* chữa rối loạn nhịp tim


Theo bác sĩ Nguyễn Trí Hảo, Quyền trưởng khoa tim mạch, đây là ca nhỏ ký nhất, kèm tim bẩm sinh nặng từ trước đến nay được can thiệp tại bệnh viện Nhi đồng 1 và khu vực phía Nam.


Hiện, Bệnh viện Nhi đồng 1 là đơn vị đầu tiên khu vực phía Nam triển khai can thiệp loạn nhịp tim cho đối tượng trẻ em. Tính đến nay phương pháp này đã có 40 trẻ được chẩn đoán và can thiệp hiệu quả nhờ phương pháp mới này.


Phan Nhơn


Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/nhi-khoa/be-trai-7-thang-tuoi-bi-roi-loan-nhip-tim-co-nguy-co-tu-vong-594821.html)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY