Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé trai bị rắn cắn khi thò tay xuống giường

Cao Bằng-Em bé 10 tuổi, nghe tiếng kêu lạ dưới gầm giường nên lấy đèn pin thò tay xuống soi, bất ngờ bị con rắn nấp dưới giường cắn vào tay.

Người nhà cho biết bé bị rắn cắn khoảng 3h chiều 23/5, nhưng bé ở nhà một mình, không biết bị rắn gì cắn. khi phát hiện, gia đình đưa trẻ đến bệnh viện đa khoa huyện trùng khánh sơ cứu, rồi chuyển đến khoa cấp cứu, bệnh viện đa khoa tỉnh. theo bác sĩ, bệnh nhi may mắn được bệnh viện sơ cứu kịp thời, vết thương không ảnh hưởng đến tính mạng.

Hàng năm, cứ vào đầu mùa hè, số bệnh nhân nhập viện do bị rắn độc cắn gia tăng. việt nam là một trong những nước có nhiều loại rắn độc, cắn người có thể gây Tu vong nếu không được cấp cứu đúng và kịp thời.

Từ đầu năm đến nay, khoa cấp cứu - bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị rắn độc cắn, trong đó có cả trẻ em và người lớn. gần nhất là bệnh nhân nam, 57 tuổi, bị rắn cắn, vào viện trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, không qua khỏi.

Bệnh nhi 10 tuổi nhập viện do bị rắn cắn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần phát quang xung quanh nhà để tránh rắn, ong, côn trùng bò vào tấn công. Bé dưới 3 tuổi cần có người trông nom liên tục, tránh uống nhầm hóa chất, đuối nước, hóc dị vật, bỏng, điện giật... Buổi tối nên cho bé chơi ở nơi có đèn chiếu sáng, tránh bụi rậm; trước khi ngủ cần soi gầm giường, không ngủ trên nền nhà và mắc màn khi ngủ.

Với trẻ lớn hơn, phụ huynh nên cung cấp những thông tin về cách phòng tránh bị rắn cắn như dạy trẻ cách nhận biết và tránh xa rắn, không tò mò đến gần hay giết. không cho trẻ đến những nơi cỏ mọc um tùm. không cho phép trẻ thò tay hoặc chân vào những chỗ mà chúng không nhìn thấy bên trong như hang hốc, khe đá.

Khi bị rắn cắn, ngay cả xác định là rắn lành đều cần theo dõi sát như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu.

Khi bị hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, nạn nhân cần được sơ cứu như rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn, tránh gây chèn ép khi chi sưng nề. chú ý bất động chi bị rắn cắn bằng nẹp, không để nạn nhân tự đi lại. không nên buộc garo (buộc quá chặt) mà chỉ băng ép.

Trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn, không chích rạch tại vết thương, có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc... Sau đó, nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện để điều trị.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-trai-bi-ran-can-khi-tho-tay-xuong-giuong-4283332.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY