Bác sĩ lê tiến hưng, đơn nguyên điện quang can thiệp, bệnh viện bãi cháy, ngày 9/12 cho biết bệnh nhi bị chấn thương gan độ 4, chấn thương tuyến thượng thận phải, dập phổi hai bên... ảnh hưởng hô hấp, nguy cơ t* vong. tình trạng bệnh nhân đòi hỏi các bác sĩ phải xử trí khẩn trương, đặt nội khí quản kiểm soát đường thở, điều trị bằng nút mạch kết hợp hồi sức tích cực.
Tuy nhiên, nút mạch trên bệnh nhi là thách thức đối với bác sĩ, bởi từ trước đến nay đa số ca nút mạch đều trên người trưởng thành. phương pháp nút mạch tức là bác sĩ đưa ống sone vào vị trí vỡ của tạng để bít lỗ rò cầm máu. "trường hợp của bé, kíp mổ gặp khó khăn về dụng cụ can thiệp, cụ thể là các sonde để can thiệp đều không vừa với trẻ nhỏ, đòi hỏi bác sĩ phải linh hoạt cải tiến dụng cụ phù hợp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhi", bác sĩ hưng nói. tình trạng bệnh nhân không thể chuyển tuyến, nguy cơ sốc do mất máu, vỡ gan, suy hô hấp... đe dọa t* vong.
Trong quá trình nút mạch, các bác sĩ phải theo dõi sát các chức năng sinh tồn của bé, dấu hiệu mất máu, chức năng hô hấp để tránh biến chứng do hậu quả đa chấn thương như viêm phổi tiến triển nặng, suy tạng...
"Rất may mắn, đến lúc này, bệnh nhi đã thoát nguy kịch, chỉ số sinh tồn ổn định, tỉnh táo, giao tiếp tốt", bác sĩ Nguyễn Thế Hưng (Trưởng Khoa Hồi sức tích cực) nói.
Phương pháp nút mạch cấp cứu đã được các bác sĩ bệnh viện bãi cháy thực hiện hiệu quả trên bệnh nhân vỡ tạng như gan, thận, lách... đây là giải pháp giúp bệnh nhân không phải trải qua ca đại phẫu, tránh biến chứng chảy máu không cầm, nhiễm trùng vết mổ. ưu điểm của nút mạch cầm máu vỡ gan là bảo tồn gan, hạn chế tối đa xâm lấn giúp tổn thương ở gan phục hồi nhanh chóng. vị trí luồn thiết bị can thiệp kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm, không chảy máu, không để lại sẹo.
Can thiệp nút mạch cầm máu chấn thương vỡ gan độ 4 cho bệnh nhi. ảnh: bệnh viện cung cấp