Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Bệnh cao huyết áp có di truyền không?

Xin hỏi BS, bệnh cao huyết áp có di truyền không. Hiện tại huyết áp của em 137/78, nhịp tim 68 và mẹ em cũng bị căn bệnh này.
BS cho em hỏi,

Em thường hay bị đau nửa đầu trước vùng hốc mắt, mỗi khi bị thương đau dữ dội khoảng vài ngày mới hết. Huyết áp của em 137/78, nhịp tim 68, như vậy có bị huyết áp cao không?Mẹ em có bị cao huyết áp, không biết bệnh này có di truyền không?
(Nguyễn Tấn Giàu - giaunguy...@gmail.com)
Cao huyết áp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Theo định nghĩa mới về cao huyết áp của Mỹ (2017), huyết áp của bạn 137/78 mmHg là cao huyết áp giai đoạn 1.

Ngoài thay đổi lối sống là bắt buộc (tập thể dục thể thao, giảm cân nếu bị thừa cân/béo phì, ngưng hút Thu*c, chế độ ăn giảm muối, giảm stress, điều trị mất ngủ…) thì quyết định uống Thu*c hạ huyết áp hay không tùy thuộc vào các tình trạng khác kèm theo.

Ví dụ: Nếu em có kèm một trong các bệnh sau đây bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn, bệnh động mạch vành do xơ vữa, nguy cơ bệnh tim mạch ước tính 10 năm cao (do BS chuyên khoa đánh giá)… nếu có ít nhất một trong những tình trạng này thì ngoài thay đổi lối sống, em cần uống Thu*c hạ huyết áp mỗi ngày theo chỉ định của BS chuyên khoa Tim mạch.

Di truyền là một yếu tố nguy cơ rõ ràng của bệnh cao huyết áp. Do đó nếu mẹ em bị bệnh cao huyết áp thì khả năng em bị mắc bệnh cao huyết áp cũng tăng lên.

Trường hợp đau nửa đầu trước vùng hốc mắt, em nên khám thêm BS chuyên khoa Mắt và BS Nội thần kinh xem có liên quan đến tình trạng tăng nhãn áp hoặc bệnh đau nửa đầu hay không. Đau đầu do tăng huyết áp (nếu có) thường xảy ra ở vùng gáy hơn là ở vùng mắt.
Mời tham khảo thêm:
>> Bệnh tăng huyết áp có di truyền?
>> Có cách nào cải thiện bệnh cao huyết áp không AloBacsi ơi?

Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài bệnh có thể dẫn đến nhiều biến cố trầm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.

Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau) ví dụ như 120 trên 80 (viết là 120/80 mmHg). Bạn bị cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường (lưu ý: những chỉ số dưới đây áp dụng đối với những người không dùng Thu*c huyết áp và chưa có tiền sử bệnh.)

- Huyết áp bình thường hầu như thấp hơn 120/80 mmHg;
- Cao huyết áp (tăng huyết áp) là khi huyết áp của bạn đạt mức 140/90 mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài;
- Nếu chỉ số huyết áp của bạn là 120/80 mmHg hoặc cao hơn, nhưng dưới 140/90 mmHg thì đó là tiền cao huyết áp.

Bệnh cao huyết áp rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi.

Hầu hết các trường hợp cao huyết áp thường không có nguyên nhân. Đây được gọi là cao huyết áp nguyên phát.

Một số tình trạng sức khỏe liên quan đến thận hoặc tim mạch có thể gây ra huyết áp cao, được gọi là cao huyết áp thứ phát.

Một số loại Thu*c như Thu*c Tr*nh th*i hoặc Thu*c cảm cũng có thể gây ra huyết áp cao. Ở một số phụ nữ, mang thai hoặc các liệu pháp hormone có thể làm huyết áp tăng.

Cao huyết áp gây ra do Thu*c,  sau khi ngừng Thu*c có khả năng không thể trở lại bình thường ngay lập tức, nó có thể mất vài tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu huyết áp của bạn không trở lại bình thường.

Trẻ em dưới 10 tuổi mắc cao huyết áp thường là cao huyết áp thứ phát do bệnh khác gây ra, ví dụ như bệnh thận. Điều trị các nguyên nhân gây bệnh có thể giải quyết được bệnh cao huyết áp.

Các yếu tố nguy cơ của cao huyết áp như béo phì, ăn mặn, hút Thu*c lá, lối sống tĩnh tại kém vận động hoàn toàn có thể cải thiện được khi chúng ta thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Đối với những người trong gia đình có người thân bị cao huyết áp hoặc có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim thì nên kiểm tra huyết áp thường xuyên từ khi còn trẻ. Khi bệnh xảy ra, thay đổi lối sống và thói quen ăn uống là điều đầu tiên trong quản lý bệnh, sau đó mới đến vai trò của các Thu*c hạ áp.


Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-cao-huyet-ap-co-di-truyen-khong-n381364.html)

Tin cùng nội dung

  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY