Thông tin y học tiếng Việt hôm nay

Thông tin y học tiếng Việt

Bệnh cơ tim chu sản

Có nghiên cứu đã thấy trong huyết thanh của bệnh nhân có kháng thể với cơ trơn và actin kết quả là có sự giải phóng actin và myosin trong suốt thời kỳ tử cung thoái triển sau khi sinh con.

Đại cương

Tác giả Richi mô tả lần đầu tiên năm 1849.

Năm 1971 Demakis đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán gồm:

Suy tim tiến triển trong tháng cuối của thai kỳ hoặc trong 5 tháng đầu sau đẻ.

Không rõ căn nguyên rõ ràng của suy tim.

Không có biểu hiện bệnh tim ở thời kỳ trước có thai. Tác giả Lampert(1995), Heider (1999) và Hibbard (1999) bổ xung thêm:

Có suy chức năng thất trái EF < 45% hoặc giảm dưới 30% so với BT hoặc kích thước cuối tâm chương > 2,7cm/m2.    

Tỷ lệ tại Mỹ từ 1/3000 - 1/4000 cas đẻ.

Yếu tố nguy cơ

Người mang thai nhiều lần.

Sản phụ lớn tuổi.

Thai đôi.

Mổ đẻ. 

Suy dinh dưỡng, thiếu selenium.

Lạm dụng cocain.

Nhiễm trùng: Chlamydia, enterovirus.

Nhiễm độc thai nghén nặng, tiền sản giật.

Không rõ.

Cơ chế bệnh sinh

Người ta vẫn chưa hiểu một cách đầy đủ.    

Có nhiều bằng chứng cho rằng bệnh cơ tim chu sản là hậu quả của viêm cơ tim do virus:

Khi tình trạng ức chế miễn dịch trong thời kỳ mang thai xuất hiện thì tính nhậy cảm với các virus gây viêm cơ tim tăng cao.

Khi hiệu xuất cơ tim tăng thì tổn thương cơ tim do virus trầm trọng hơn.

Đã có nhiều bằng chứng mô học của viêm cơ tim trên các tiêu bản sinh thiết cơ tim - màng trong tim của bệnh nhân.

Có những nghiên cứu khác đưa ra nguyên nhân bệnh do tự miễn:

Đáp ứng miễn dịch trên thai nhi và niêm mạc tử cung đã gây ra phản ứng qua lại với tế bào cơ tim của bệnh nhân.

Có nghiên cứu đã thấy trong huyết thanh của bệnh nhân có kháng thể với cơ trơn và actin kết quả là có sự giải phóng actin và myosin trong suốt thời kỳ tử cung thoái triển sau khi sinh con. Các kháng thể này tạo phản ứng qua lại muộn với cơ tim và gây bệnh cơ tim.

Triệu chứng

Lâm sàng: Triệu chứng của suy tim xung huyết.

XQ phổi: Bóng tim to, có hình ảnh ứ huyết phổi.

Điện tâm đồ: Hình ảnh của suy tim trái.

Siêu âm tim: Giãn đơn thuần thất trái hoặc cả 4 buồng tim, có sự giảm rõ ràng khả năng đàn hồi của cơ tim.

Chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Xuất hiện suy tim trong tháng cuối của thời kỳ mang thai hoặc trong 5 tháng đầu sau khi sinh con.

Không có căn nguyên rõ ràng.

Không có bệnh cơ tim trước đó.

Chức năng tâm thu thất trái giảm.

Sinh thiết màng trong tim - cơ tim có thể giúp cho chuẩn đoán nguyên nhân. Mặc dù sinh thiết màng trong tim - cơ tim có thể cho biết tổn thương hiện tại và mức độ trầm trọng của bệnh nhưng không giúp được gì trong việc đưa ra phương pháp điều trị.

Điều trị

Chế độ nghỉ ngơi.

Thu*c lợi tiểu, digoxin, Thu*c giãn mạch.

Thu*c ức chế men chuyển.

Thu*c chống đông (do tăng khả năng đông máu trong thời kỳ mang thai dễ gây huyết khối).

Corticoid (tác dụng chưa rõ ràng).

Nói chung nên tránh dùng Thu*c chống loạn nhịp ( trừ khi có loạn nhịp nặng hoặc loạn nhịp có triệu chứng ).

Với các bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nên xem xét việc ghép tim.

Tiên lượng

Tỷ lệ Tu vong rất biến đổi có thể từ 25 - 50%. Tiên lượng ở các bệnh nhân này liên quan mật thiết đến vấn đề kích thước tim có trở lại bình thường hay không sau đợt điều trị suy tim đầu tiên.

Đẻ con dạ được coi là 1 yếu tố nguy cơ. Vì nếu còn suy tim thì lần có thai sau thường làm tổn thương tim gia tăng dẫn tới suy tim không hồi phục. Do vậy các bệnh nhân bị bệnh cơ tim chu sản cần được tư vấn về kiểm soát sinh đẻ.

Một số nghiên cứu cho thấy nếu triệu chứng suy tim dai dẳng trên 6 tháng thì nó sẽ không thể hồi phục và tiên lượng bệnh sẽ xấu.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietnam/benh-co-tim-chu-san/)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY