Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bệnh gút có được ăn trứng không? (gà, vịt, cút…)

Người bị gút hoàn toàn ăn được trứng, mặc dù hàm lượng protein có trong trứng cao nhưng lại chứa ít nhân purin - nguyên nhân làm tăng axit uric trong máu

trứng là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn gia đình và được nhiều đối tượng ưa thích bởi vị thơm ngon, dễ ăn lại bổ dưỡng. nhưng đối với các đối tượng bị bệnh gút thì chế độ ăn uống cần đặc biệt quan tâm để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. vậy người bị gút ăn trứng được không? nếu được thì nên ăn và không nên ăn loại nào? thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của trứng

Trứng là một thực phẩm quá đỗi quen thuộc trong mâm cơm của gia đình được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Đây cũng chính là món ăn dễ làm, dễ ăn và tốt cho hệ đường ruột được chuyên gia khuyên dùng.

Mỗi loại trứng đều mang lại hàm lượng dinh dưỡng khác nhau song chúng đều có chứa nhiều protein và các loại axit amin. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như: lipid, canxi, sắt, kẽm, đồng, mangan, i-ot,  cholesterol, vitamin A, vitamin thuộc nhóm B, D và K.

Đặc biệt, hàm lượng lecithin (một loại chất béo) có trong trứng chiếm khá cao, đặc biệt là trong trứng gà. Dưỡng chất này tham gia vào các thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức nào. Một số nghiên cứu khác còn cho biết, dưỡng chất này còn có tác dụng điều hòa hàm lượng cholesterol, ngăn ngừa sự tích tụ của cholesterol có trong máu, đồng thời, giúp thúc đẩy quá trình đào thải phân.

Với các thành phần dưỡng chất trên, trứng không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng mà còn là vị Thu*c tự nhiên với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người như:

    Cung cấp cho có thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết;

Người bị gút ăn trứng được không? – Giải đáp thắc mắc

Nhờ có những thành phần dinh dưỡng và những lợi ích mang lại đã được liệt kê ở trên cho thấy trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho người bệnh, đặc biệt là các đối tượng bị bệnh gút. Dưới đây là một số lý do để chứng minh người bị gút hoàn toàn có thể ăn được trứng:

    Lý do thứ nhất: Trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Có thể sử dụng loại thực phẩm này để thay thế các loại thịt đỏ giàu hàm lượng protein có nhiều nhân purin – nguyên nhân làm tăng nồng độ axit uric trong máu và hình thành lên bệnh gút;
  • Lý do thứ hai: Ngoài công dụng cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết, trứng còn có tác dụng giảm đau khớp, chống viêm và hạn chế tình trạng sưng tấy các khớp nhờ có hàm lượng omega – 3 cao;
  • Lý do thứ ba: Dù là thực phẩm giàu chất protein nhưng hàm lượng purin lại rất thấp và không làm ảnh hưởng quá lớn đến nồng độ axit uric có trong máu.

Với những lý do trên, người bị gút hoàn toàn có thể bổ sung trứng vào danh sách các thực phẩm nên ăn để tăng sức khỏe và cải thiện bệnh gút.

Tuy nhiên, hàm lượng axit béo trong trứng chiếm tương đối cao. do đó, cả người bình thường và người bị gút không nên ăn quá nhiều trứng, chỉ được ăn theo chế độ dinh dưỡng của các chuyên gia. đồng thời, nên thay đổi thực đơn trong ngày, không nên ăn trứng liên tục trong nhiều ngày liền và nên thay đổi cách chế biến để tăng khẩu vị cũng như tránh sự nhàm chán.

Điều chỉnh chế độ ăn trứng ở người bị bệnh gút

Như đã nói trên, người bị gút hoàn toàn có thể bổ sung trứng vào danh sách các thực phẩm dinh dưỡng và người bệnh gút có thể ăn được. đặc biệt, trứng còn là sự lựa chọn hoàn hảo để thay thế một khẩu phần ăn mà không có thịt đỏ cho các đối tượng bị gút. bởi, hàm lượng protein trong trứng cao nhưng lại ít nhân purin. tuy nhiên, chế độ ăn uống của người bị gút luôn được các chuyên gia khuyên răn điều chỉnh sao cho phù hợp sao cho phù hợp. do đó, khi bệnh gút nên bao nhiêu là đủ và ăn được loại nào?

Người bị gút ăn bao nhiêu trứng là đủ?

Không phải hàm lượng protein cao nhưng làm chứa ít nhân purin mà người bệnh gút có thể ăn thoải mái trứng trong thực đơn mỗi ngày. bởi trong trứng còn chứa nhiều chất béo, hàm lượng này có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bị gút không ăn quá nhiều trứng hoặc các món ăn được chế biến từ trứng quá nhiều, bởi không phải những gì nhiều là tốt cho sức khỏe. người bị gút chỉ nên ăn từ 1 – 6 quả trứng mỗi tuần.

Bị gút nên ăn trứng loại nào (gà, vịt, cút,…)?

Đối với người bị bệnh gút, các loại trứng đều mang lại nguồn dinh dưỡng như nhau và có thể được sử dụng có thể thay thế món thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày. do đó, người bị bệnh gút nên kết hợp ăn nhiều loại trứng khác nhau như: trứng gà, trứng vịt, trứng cút,… để tăng khẩu vị và tránh sự nhàm chán nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Một tài liệu khác cho biết, người bị gút nên ăn trứng gà. bởi vì hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng gà cao, dễ ăn, dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe và phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng, đặc biệt là các đối tượng vừa mới hết ốm, trẻ nhỏ, phụ nữ sau khi sinh. mặt khác, người bệnh gút cũng có thể ăn lòng trắng trứng thay vì ăn cả quả.

Bị gút nên ăn trứng như thế nào là hợp lý?

Bên cạnh việc nắm rõ liều lượng sử dụng trứng cũng như loại trứng có thể ăn được, bệnh nhân gút cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khác trong khâu chế biến trứng hoặc phối hợp trứng cùng với các thực phẩm khác sao cho phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể:

    Nên ăn trứng luộc chín để bảo tồn toàn bộ các dưỡng chất bên trong trứng;

Người bị bệnh gút ăn trứng vịt lộn được không?

Trứng vịt lộn (hay còn được gọi là hột vịt lộn) là trứng đã hình thành con non và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhiều hơn so với các loại trứng khác. Trong quả trứng vịt lộn có chứa trên 50 chất dinh dưỡng khác nhau, điển hình là protein (chất đạm), canxi, phốt pho, lipit, sắt, cholesterol, beta carotene, gluxit và các hàm lượng vitamin khác.

Theo sự thống kê của một bài báo cáo gần đây cho biết, hàm lượng protein và cholesterol có trong quả trứng lộn chiếm tương đối cao. Nhưng cả hai đều là dưỡng chất không tốt cho các đối tượng mắc bệnh gút. Bởi vì, nếu hàm lượng protein được dung nạp vào cơ thể quá mức có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Khi đó, các tinh thể axit uric dư thừa lắng đọng tại các khớp và khiến cho cơn đau nhức càng tăng cao. Bên cạnh đó, sự gia tăng này cũng làm giảm khả năng bài tiết của thận.

Chính vì vậy, người bị bệnh gút cần thận trọng hơn trong việc ăn trứng vịt lộn. tốt nhất là không nên sử dụng để phòng tránh bệnh chuyển biến nặng.

Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi bệnh gút có ăn trứng được không cũng như một số loại trứng mà người bệnh gút nên ăn. hãy tìm hiểu kỹ các thông tin về các loại thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc bệnh gút để kiểm soát một cách tốt nhất. nếu bạn chưa nắm rõ thông tin người bệnh gút cần kiêng cữ những gì, có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc quan tâm:

    Bệnh gút có ăn được đậu phụ? (loại thường, non, chiên…)

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-gut-co-an-duoc-trung-khong)

Chủ đề liên quan:

ăn trứng bệnh gút

Tin cùng nội dung

  • Bệnh gút (bệnh thống phong) là một bệnh được biết đến lâu đời nhất của loài người (đã hơn 2.000 năm), trước đây được coi là “bệnh của người giàu”,
  • Gút là một bệnh khớp vi tinh thể, do các tinh thể urat lắng đọng vào trong màng hoạt dịch khớp gây nên sưng nóng đỏ đau khớp. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đạm của cơ thể (nhân purin), làm tăng acid uric máu.
  • Gần đây, tôi hay bị đau nhức các khớp ngón tay và ngón chân. Cơn đau nhức tăng lên sau khi ăn, nhất là đồ biển.
  • Từ khi chồng tôi bị bệnh gút, khả năng quan hệ giảm hẳn. Xin hỏi bệnh gút có làm suy giảm khả năng T*nh d*c?
  • Ngày nay, bệnh gút có xu hướng tăng nhanh và trẻ hoá thay vì tập trung vào tuổi trung niên như trước đây, kéo theo là nỗi lo bệnh có thể gây suy giảm T*nh d*c.
  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • (Mangyte) - Ba cháu 49 tuổi bị mỡ máu cao có ăn trứng gà được không? Chế độ ăn uống dành cho người mỡ máu như thế nào ạ?
  • Thận là một cơ quan có vai trò quan trọng trong bệnh gút. Thực tế điều trị cho thấy thận có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY