Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Bệnh hô hấp gia tăng do thời tiết

Thời tiết chuyển mùa, ngày mưa ngày nắng bất thường làm cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp. Tại các BV ở TPHCM, trẻ nhập viện đang có chiều hướng gia tăng vì bị viêm phổi, viêm phế quản.

Theo số liệu thống kê của Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tháng 4/2019 cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết trong tháng 4 tiếp tục giảm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 và tương đương so với tỷ lệ trung bình trong 05 năm vừa qua. Dự đoán trong tháng 5 tới, tỷ lệ trẻ nhập viện do sốt xuất huyết sẽ tiếp tục giảm.

Tỷ lệ trẻ mắc bệnh tay chân miệng tháng vừa qua tương đương so với cùng kỳ năm 2018, nhưng thấp hơn so với tỷ lệ trung bình trong 05 năm. Từ đầu năm 2019, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do tay chân miệng giảm liên tục. Dự đoán trong tháng tới, tỷ lệ này sẽ tiếp tục duy trì ổn định ở mức thấp.

Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ viêm tiểu phế quản,viêm phổi trong tháng 4 tăng nhẹ. Tỷ lệ này có khuynh hướng tiếp tục trong tháng tới. Theo ghi nhận, thời điểm hiện nay Bệnh viện Nhi đồng 1 mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhi đến khám, phần lớn trẻ có triệu chứng mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi và rối loạn tiêu hóa... Kết quả khám bệnh cho thấy, trung bình mỗi ngày có khoảng 50 trẻ bị các bệnh lý như: viêm phổi, viêm phế quản; khoảng 30 trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa phải nhập viện điều trị.

Khi có biểu hiện bất thường cần cho trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.

Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số bệnh nhi đến khám và nhập viện những ngày qua cũng tăng đáng kể, trong đó, số trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, nôn ói tăng cao. Ngoài ra, còn hàng nghìn trường hợp trẻ điều trị ngoại trú do mắc các bệnh khác như: viêm họng, viêm phế quản do nhiễm siêu virus. Theo Phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Nhi đồng 2), trong tuần giữa tháng 4, bệnh viện tiếp nhận khoảng 3.500 đến 7.000 bệnh nhi đến khám. Trong số này có khoảng 7% phải nhập viện nội trú. Hiện số lượng bệnh nhi khám, chữa bệnh về đường hô hấp đang đứng đầu tại bệnh viện. Trong khi đó, bệnh tay chân miệng ở trẻ cũng tăng 47%, các bệnh tiêu hóa tăng từ gần 15% so tháng trước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do nắng nóng và tia cực tím khiến sức đề kháng của trẻ em giảm. Tình trạng thiếu nước dẫn đến rối loạn điện giải, nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp. Ngoài ra, nhiệt độ tăng cao khiến thực phẩm dễ ôi thiu gây bệnh tiêu hóa.

Bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 1, khuyến cáo, dưới tác động của nắng nóng và tia cực tím, sức đề kháng của trẻ em giảm. Trước tiên, trẻ dễ bị thiếu nước dẫn đến rối loạn điện giải do bài tiết mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt các bệnh lý hô hấp. Bên cạnh đó, thời tiết này khiến thực phẩm dễ ôi thiu, trẻ ăn phải dễ mắc các bệnh về đường ruột như: tiêu chảy cấp, đi tiêu ra máu. Với diễn biến thời tiết nắng nóng hiện nay, dự kiến, số lượt trẻ đến khám và điều trị sẽ còn tăng trong thời gian tới. Cùng với đó, việc các bậc cha mẹ để nhiệt độ máy lạnh trong phòng quá thấp, bật quạt mạnh thổi thẳng vào mặt, hoặc để trẻ uống nước đá cũng khiến trẻ dễ đổ bệnh.

Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh mùa nắng nóng cao điểm, UBND thành phố vừa có công văn khẩn giao Sở Y tế phối hợp UBND các quận, huyện tiến hành rà soát, thống kê đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng (tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch) để triển khai tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi cho trẻ em đạt tỷ lệ ít nhất 95% theo quy mô xã, phường, thị trấn. Đồng thời, yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, kiểm soát chặt chẽ tình hình, diễn biến của bệnh sởi, phát hiện sớm các ổ dịch, tổ chức cách ly, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch, ngăn chặn không để dịch lây lan rộng; triển khai hiệu quả tiêm chủng thường xuyên cho trẻ chín tháng và 18 tháng tuổi, đặc biệt thực hiện chiến dịch tiêm chủng phòng, chống bệnh sởi. Cùng với đó là thực hiện tốt việc khám sàng lọc, phân luồng, thu dung, cách ly bệnh nhân, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo; phát hiện sớm và điều trị tích cực các trường hợp diễn tiến nặng, chú ý các đối tượng có bệnh nền, giảm tối đa các trường hợp Tu vong do mắc bệnh sởi.

Nguyên Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-ho-hap-gia-tang-do-thoi-tiet-n156794.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY