Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bệnh học gai cột sống cổ

Tham khảo thông tin trong bài viết để tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh gai cột sống cổ

gai cột sống cổ là thuật ngữ để chỉ sự thoái hóa các đốt sống ở cổ thường xuất hiện ở người cao tuổi. các thống kê cho thấy hơn 85% những người trên 60 tuổi sẽ bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống cổ.

Gai cột sống cổ là gì?

Gai cột sống cổ hay còn gọi là thoái hóa đốt sống cổ, viêm xương khớp cổ hoặc viêm xương thoái hóa đốt sống cổ.

Đây là một căn bệnh liên quan đến những thay đổi về xương, đĩa đệm và khớp cổ. Những thay đổi này thường liên quan đến sự lão hóa. Khi tuổi tác đã cao, các đĩa đệm ở cổ dần dần bị phá hủy, mất đi chất lỏng cần thiết và trở nên cứng hơn. Sự thoái hóa này khiến xương phát triển bất thường dẫn đến loãng xương hoặc gây hẹp bên trong các khe hở của đốt sống.

Nguyên nhân gây gai cột sống cổ

Nguyên nhân gây ra gai cột sống cổ bao gồm:

    Mất nước ở đĩa đệm: Ở tuổi 40, hầu hết tất cả các đĩa đệm ở cột sống của mọi người đều bị khô và co lại. Điều này làm cho hoạt động của đốt sống kém linh hoạt hơn, khó khăn và thỉnh thoảng sẽ gây đau.
  • Thoát vị đĩa đệm: Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến bên ngoài của đĩa đệm. Các vết nứt sẽ xuất hiện thường xuyên hơn dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Dây chằng cứng: Dây chằng cột sống có thể bị cứng theo tuổi tác làm cho đốt sống cổ thiếu linh hoạt.

Các yếu tố rủi ro dẫn đến gai cột sống cổ

Ngoài các nguyên nhân nói trên, có một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ gai đốt sống cổ. Các yếu tố này bao gồm:

    Nghề nghiệp: Các công việc liên quan đến chuyển động cổ liên tục, lặp đi lặp lại hoặc các công việc trên cao có thể gây áp lực cho đốt sống cổ.
  • Chấn thương vùng đầu cổ: Chấn thương cổ có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
  • Yếu tố di truyền: Cá nhân sinh trưởng trong gia đình có tiền sử bệnh thoái hóa đốt sống có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.
  • Hút Thu*c: Làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống bao gồm cột sống cổ.

Ngoài ra có một số yếu tố như mang vác nặng, luyện võ, tập vũ đạo hoặc thể dục thể thao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống cổ.

Dấu hiệu gai cột sống cổ

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh gai cột sống cổ thường không có dấu hiệu cụ thể nào. thỉnh thoảng người bệnh có thể nhận thấy một số cơn đau nhói ở cổ, cứng khớp hoặc đau đầu.

Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết bệnh gai đốt sống cổ thông qua một số dấu hiệu sau:

    Đau cổ có thể lan đến vai, cánh tay, bàn tay và nền sọ. Di chuyển đầu có thể làm cơn đau thêm tồi tệ

Các dấu hiệu gai đốt sống cổ có thể trở nên nghiêm trọng, bao gồm:

    Khó khăn khi đi lại

Các dấu hiệu của bệnh gai đốt sống cổ có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Triệu chứng sẽ nghiêm trọng nhất vào buổi sáng và cuối ngày.

Phương pháp chẩn đoán gai cột sống cổ

Nếu một người trên 40 tuổi bị đau hoặc cứng ở cổ, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng.

Kiểm tra thể chất:

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số chuyển động bao gồm:

    Di chuyển đầu sang một bên

Quét hình ảnh:

Quét hình ảnh có thể cho các bác sĩ nhận thấy các vấn đề nghiêm trọng bên trong cấu trúc của xương.

    Quét MRI nhằm xác định chính xác các vấn đề về thoái hóa đốt sống cổ để quyết định liệu bệnh nhân có cần phẫu thuật hay không

Cách điều trị gai cột sống cổ

Gai cột sống cổ có xu hướng thuyên giảm theo thời gian. do đó chúng thường không cần phải điều trị. tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng thì người bệnh nên đến cơ quan y tế uy tín và tiếp nhận điều trị.

1/ Điều trị tại nhà

Người bệnh có thể lựa chọn một số biện pháp khắc phục tại nhà nếu các cơn đau không gây ảnh hưởng đến cuộc sống. các lựa chọn điều trị gai cột sống cổ tại nhà bao gồm:

    Tập thể dục thường xuyên: góp phần làm tăng thời gian hồi phục sau các cơn đau
  • Chườm nóng hoặc lạnh:  giúp hạn chế các cơn đau do gai cột sống cổ gây ra
  • Sử dụng nẹp cố định cổ: điều này có thể giúp giảm đau tạm thời trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, sử dụng nẹp cổ lâu dài có thể làm suy yếu cơ cổ.

Những cách khắc phục này chỉ thích hợp cho những trường hợp ít nghiêm trọng. Do đó, nếu bạn đau cổ kéo dài hoặc nhận thấy các dấu hiệu bất thường thì hãy liên lạc với bác sĩ.

2/ Sử dụng Thu*c

Thu*c giãn cơ có thể hữu ích đối với người bệnh bị co thắt cơ đốt sống cổ một cách đột ngột ví dụ như cyclobenzaprine.

Thu*c chống trầm cảm(chẳng hạn như amitriptyline) đôi khi có thể giúp giảm các cơn đau dai dẳng.

Một mũi tiêm steroid vào cổ cũng có thể giảm các cơn đau nghiêm trọng. Các mũi tiêm steroid bao gồm:

    Tiêm vào khớp mặt

3/ Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được chỉ đỉnh khi người bệnh có các dấu hiệu đau và cứng khớp liên tục và ngày càng trở nên trầm trọng. Phẫu thuật có thể được lựa chọn khi người bệnh có các dấu hiệu sau:

    Đau cổ lan xuống cánh tay

Nếu kết quả MRI cho thấy rễ thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép thì phẫu thuật có thể cần thiết. Bác sĩ có thể loại bỏ một số xương hoặc các mảng xương bị nhô ra ngoài để lấy áp lực ra khỏi rễ thần kinh.

Biện pháp phòng ngừa

Không có cách nào để phòng ngừa bệnh gai đốt sống cổ. Nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Ví dụ như:

    Thực hiện theo đúng kế hoạch điều trị của bác sĩ và lịch trình tập vật lý trị liệu

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán hay điều trị của bác sĩ chuyên môn. Nếu người bệnh có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/gai-cot-song-co)

Tin cùng nội dung

  • Năm nay tôi 48 tuổi, bị đau lưng kéo dài. Đi khám phát hiện bị mắc lao cột sống nên tôi rất lo lắng.
  • Con tôi 10 tuổi, thời gian gần đây cháu hay kêu đau lưng và ngồi học hơi gù. Nghe nói nếu cháu bị cong vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này nên tôi rất lo lắng.
  • Trong lớp 3 của con tôi đang học, có cháu bị vẹo cột sống. Nghe nói trước đây cháu bình thường.
  • Các bài tập cột sống thắt lưng được áp dụng cho các bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính hoặc để dự phòng đau thắt lưng tái phát do thoái hóa đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa.
  • Nghề nhân viên văn phòng thường phải ngồi lâu, ngồi dài ngày nên dễ bị đau cột sống. Bệnh lý này làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Tư thế làm việc, học tập không đúng là một trong các yếu tố khiến ngày càng nhiều người bị mắc bệnh lý về cột sống cổ (CSC).
  • Khi đi đường, chúng ta chứng kiến các trường hợp T*i n*n và trong khi chờ nhân viên y tế đến, kiến thức sơ cứu tại hiện trường giúp ích rất nhiều cho nạn nhân.
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY