161 công dân Việt Nam về từ Mỹ âm tính với Covid-19 |
Vũ Hán lần đầu xuất hiện ca nhiễm Covid-19 sau hơn 1 tháng |
Báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 vừa cho hay bệnh nhân 91 (nam phi công, 43 tuổi, người Anh) đã được hội chẩn liên viện giữa Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá khả năng ghép phổi.
Hội đồng chuyên môn nhận định bệnh nhân 91 chưa thể ghép phổi ngay do tình trạng nhiễm trùng phổi nặng, hai phổi đông đặc, sử dụng máy thở không hiệu quả, phải can thiệp ECMO (hệ thống oxy hóa màng ngoài cơ thể), lọc máu. Bên cạnh đó, việc ghép phổi phải phụ thuộc vào nguồn tạng, độ tương thích giữa phổi của người hiến và người được ghép.
Tại cuộc hội chẩn, các chuyên gia đã đề xuất xem xét khả năng chuyển bệnh nhân 91 sang Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị nội khoa tích cực và đánh giá khả năng ghép phổi.
Các chuyên gia hội chẩn trực tuyến đánh giá khả năng ghép phổi cho phi công người Anh ngày 10/5. (Ảnh: Lê Hảo/ VNE) |
Bệnh nhân 91 là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất ở nước ta. Bệnh nhân bị béo phì, rối loạn đông máu, mắc hội chứng "bão cytokine" - hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng cytokine chống lại cơ thể. Bệnh nhân kháng toàn bộ loại Thu*c chống rối loạn đông máu đang sử dụng trong nước, Bộ Y tế phải mua Thu*c từ nước ngoài để điều trị.
Bệnh nhân 91 nhập viện điều trị từ ngày 20/3 với tổn thương nhu mô phổi phải, sau đó sức khỏe liên tục diễn biến xấu, sốt cao.
Hội đồng chuyên môn điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bộ Y tế cân nhắc phương án ghép phổi cho bệnh nhân. Phổi ghép được lấy từ người cho ch*t não hoặc người cho sống là nhân thân của bệnh nhân.
Chủ đề liên quan:
bệnh nhân bệnh nhân 91 biệt thự biệt thự biển cách điều trị đa nang điều trị du lịch ghép phổi khác biệt mâm cơm nàng dâu nguyên nhâ nguyên nhân ông chồn Phép màu thận đa nang tìm hiểu tình người tình trạng